Công nghệ Blockchain và những ứng dụng trong Marketing tại Việt Nam

30 Thg 05

Công nghệ Blockchain - một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối chuỗi được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, hợp đồng, thỏa thuận của bất kì dữ liệu gì khi chúng ta cần ghi chép một cách độc lập hay xác minh sự tồn tại của nó mà không cần thông qua một bên thứ ba.

Do đó, công nghệ blockchain sở hữu nhiều ưu điểm như tính minh bạch, bảo mật thông minh, điện toán đám mây phi tập trung,...Với những lợi ích như vậy, công nghệ Blockchain trong marketing được ứng dụng như thế nào tại Việt Nam ? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

công nghệ blockchain là gì
Công nghệ Blockchain là gì (Nguồn: GenK)

Vị thế của công nghệ Blockchain tại Việt Nam

Blockchain là một công nghệ có khả năng thay đổi cách mạng công nghiệp 4.0 toàn cầu trong tương lai. Theo thống kê của Infinity Blockchain Lab, công nghệ Blockchain ở Việt Nam được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%) và dịch vụ công cộng (30%). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, kiểm toán hay bảo hiểm cũng đang lên kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain. Điều này càng khẳng định hơn triển vọng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam.

Theo bà Nicole Nguyễn, giám đốc marketing của công ty Infinity Blockchain Labs, Viễn cảnh của Việt Nam trước thềm công nghệ Blockchain được khẳng định như sau:

“Nhờ vào kỹ năng lập trình giỏi và cộng đồng năng động, các startup Việt Nam đang rất quan tâm đến việc xây dựng các ứng dụng blockchain. Điều này về lâu dài sẽ giúp Việt Nam xác định được vị trí chiến lược của mình trên bản đồ blockchain toàn cầu.”

Hiện có hơn 20 startup blockchain, 10 sàn giao dịch và dưới 10 ICO đang hoạt động tại Việt Nam.  Khả năng ứng dụng của blockchain là rất rộng mở tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực khác ngoài các lĩnh vực đã kể trên như ngành thương mại điện tử, công nghiệp sản xuất, giáo dục, y tế, năng lượng,..

Các lĩnh vực có thể áp dụng công nghệ Blockchain
Các lĩnh vực có thể áp dụng công nghệ Blockchain tại Việt Nam (Nguồn: CafeF)

Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam và các nước trên thế giới còn gặp phải nhiều thách thức lớn từ kỹ thuật, hành lang pháp lý, tốc độ phát triển chuỗi khối ở thời điểm hiện tại,...

Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong marketing

Mấu chốt của Blockchain là "distributed" và "decentralized" - mạng dữ liệu phân tán tận dụng sức mạnh của mạng lưới máy tính tham gia để khiến các tác vụ từng tốn kém và thiếu hiệu quả dưới sự vận hành của các bên trung gian hay bên nắm quyền kiểm soát trở nên nhanh chóng, tiết kiệm và dân chủ hơn.

Công nghệ Blockchain sẽ tạo nên thành công cho marketing và quảng cáo nếu biết tận dụng sức mạnh và khai thác mạng dữ liệu phân tán này. Dưới đây là 3 cách mà nhà quảng cáo và marketer có thể áp dụng công nghệ blockchain vào chiến lược marketing để tăng ROI, tuân thủ theo các quy định thay đổi và nhắm mục tiêu tới khách hàng tiềm năng tốt hơn

Chống gian lận trong quảng cáo

Các marketer đang phải vật lộn với tỷ lệ click ảo lên tới 50 - 60%. Họ sẽ có thể xác minh danh tính của một con người thực ở đầu bên kia của một quảng cáo, cho phép tính toán ROI trực tiếp hơn.

Các marketer có thể kết hợp các giải pháp Blockchain và quy trình "onboarding" mạnh mẽ để làm minh bạch đối với click trong quảng cáo, tăng ROI và giảm các click chuột gian lận. Blockchain sử dụng công nghệ máy học và các thông tin về thiết bị như địa chỉ IP, phân tích thuật toán về tương tác gameplay và các kỹ thuật độc quyền có khả năng nắm bắt các tín hiệu về người dùng và tương tác. Tất cả cuối cùng là để xác định và giải thích các tín hiệu này để quản trị viên có thể ngăn không cho các bot tạo ra các hiển thị và chuyển đổi giả mạo.

Để xác minh rằng dữ liệu được ghi vào Blockchain không phải là gian lận, bạn cần một quá trình nhập dữ liệu nghiêm ngặt để đảm bảo dữ liệu hợp lệ trước khi nó được ghi vào Blockchain.

Có những dấu hiệu khác có thể gây nghi ngờ về gian lận trong quảng cáo. Ví dụ: quảng cáo có thông điệp phức tạp dành cho đối tượng chuyên gia nhưng lại được hiển thị cho người mới bắt đầu. Hoặc một bot có thể phóng đại số lượt hiển thị một cách giả tạo trong khoảng thời gian có ít người dùng. Những dấu hiệu này có thể bị coi là khả năng gian lận. Về lý thuyết, việc xác minh dữ liệu trên 1 blockchian sẽ đòi hỏi 1 quy trình "onboarding" tương tự để được cấp phép, yêu cầu nhiều điểm xác minh và thủ tục xác minh danh tính ban đầu

Riêng tư

Quyền riêng tư là mối quan tâm hàng đầu đối với các công ty B2B đang cố gắng tiếp cận các cá nhân trong một doanh nghiệp. Do các luật như Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) và nhiều luật bảo vệ quyền riêng tư của các quốc gia khiến cho các marketer khó có thể thu thập thông tin một cách hợp pháp để sử dụng cho mục tiêu của họ

Ở đây, hoạt động của Blockchain giống như hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số (DRM). Hợp đồng thông minh (smart contract) được viết bằng code trên nền tảng Blockchain, có khả năng vận hành tự động và cho phép các bên tham gia trao đổi dịch vụ một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Như vậy, hợp đồng thông minh của Blockchain sẽ bao gồm các quyền và đặc quyền nhất định, như nơi dữ liệu được phép sử dụng, nơi không thể sử dụng dữ liệu, nơi bạn có thể lưu trữ,... Sau đó, người dùng chọn tham gia trực tiếp vào các lựa chọn đó và dữ liệu được thu thập theo các quy tắc đã thỏa thuận. Marketer sẽ không phải lo lắng trước những quy định về các giao dịch liên quan tới quyền riêng tư

Danh tính khách hàng

Blockchain cho phép người mua và người bán kết nối trực tiếp hơn. Một trong những thách thức trong bối cảnh B2B là buộc cá nhân người mua đến công ty mà họ làm việc, do đó các doanh nghiệp B2B có thể tương tác trực tiếp hơn với những khách hàng quan trọng này.

Các marketer có thể bắt đầu xác định các cá nhân bằng cách sử dụng khóa công khai trên Blockchain. Sau đó chìa khóa này có thể được sử dụng cùng với nhận dạng doanh nghiệp duy nhất để theo dõi khách hàng tiềm năng và hành vi mua của họ. Điều này cho phép các công ty B2B theo dõi một người trong bối cảnh doanh nghiệp của họ để các hành động cho tài khoản đó có thể dễ dàng truy tìm.

Xem thêm:

Hà Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.