Chiến thuật tăng tỷ lệ tương tác trên Instagram tự nhiên không tốn một xu

20 Thg 10

Năm 2002 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Instagram kỷ niệm sinh nhật 10 tuổi. Instagram được ra mắt vào tháng 10/2010 và đạt 25.000 lượt download chỉ trong một ngày. Hai năm sau, Facebook mua lại ứng dụng này với giá 1 tỷ USD.

Năm 2002, Instagram đạt mốc 500 triệu người dùng, phát triển với tốc độ vượt bậc. Sự phổ biến rộng rãi của ứng dụng này tạo nguồn thu nhập cho những nhà sáng tạo nội dung và các thương hiệu trên thế giới khai thác triệt để. 

Do đó, hiểu cách sử dụng Instagram một cách tốt nhất sẽ giúp các marketer kết nối khán giả, xây dựng uy tín thương hiệu. Trong đó, học cách tăng tỷ lệ tương tác trên Instagram sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp marketing hiệu quả nhất. 

Instagram engagement rate là gì?

Instagram engagement rate là tỉ lệ tương tác trên Instagram. Đây là thước đo định lượng về cách người dùng tương tác với nội dung mà bạn đăng tải. Đó có thể là số lượng follower, like, comment, share. Tỷ lệ tương tác thường được tính bằng cách chia số lượt thích và nhận xét của tài khoản cho số người theo dõi.

Tỷ lệ tương tác trên Instagram có vai trò quan trọng vì chúng đo lường mức độ quan tâm của khán giả, mức độ liên quan và uy tín xã hội của thương hiệu.

Ảnh: advertisingvietnam

Tỷ lệ tương tác trung bình của Instagram là gì? 

Không có định nghĩa chung về tỷ lệ tương tác "tốt". Chúng khác nhau tùy theo ngành và tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược của mỗi thương hiệu.

Người ta nhận thấy rằng, Instagram có tỷ lệ tương tác cao hơn các mạng xã hội khác. Theo Báo cáo tương tác Instagram của HubSpot, các bài đăng trên nền tảng này tạo ra mức độ tương tác cao hơn 23% so với Facebook, mặc dù Facebook có số lượng gấp đôi người dùng hàng tháng.

Tuy nhiên, nếu muốn một cột mốc giá trị để so sánh, trang Rival IQ thống kê rằng tỷ lệ tương tác trung bình trên tất cả các ngành là 1,22%. Các ngành cụ thể có tỷ lệ cao hơn, như giáo dục đại học với 3,57%, thể thao với 2,33% và influencer với 1,67%. Do đó, các chuyên gia giả định rằng tỷ lệ tương tác khoảng 1% là một tỷ lệ tương tác tốt trên Instagram.

Làm sao để tính tỷ lệ tương tác trung bình? 

Tính tỉ lệ tương tác cho thương hiệu

Đây là công thức tốt nhất để các thương hiệu trên Instagram tính tỷ lệ tương tác trung bình vì nó dựa trên số lượng người đã xem nội dung (impressions - số lần hiển thị) chứ không dựa vào tổng số người theo dõi.

Các thương hiệu thường chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua số lượt hiển thị trước, thay vì số lượng người theo dõi. Khi các quảng cáo có lượt tiếp cận cao, tỷ lệ tương tác sẽ tăng lên, từ đó khách hàng sẽ có khả năng ghé qua xem brands và follow bạn hơn. Để xem số lần hiển thị, tài khoản Instagram của bạn phải ở dạng hồ sơ doanh nghiệp công khai (Business Profiles).

Tính toán tỷ lệ tương tác cho influencer

Vì các thương hiệu thường thuê những người có ảnh hưởng trên Instagram dựa trên lượt thích và số lượng người theo dõi của họ, nên tỷ lệ tương tác thường kết hợp hai yếu tố like, comment và số lượng người follow.

Vì chỉ số này không yêu cầu bất kỳ dữ liệu cá nhân nào nên marketer có thể so sánh tỷ lệ tương tác của mình với các đối thủ cạnh tranh.

>> Xem thêm: Messenger bổ sung thêm tính năng mới chào đón Halloween 2020

Cách tăng tỷ lệ tương tác trên Instagram 

Duy trì tính nhất quán của thương hiệu

Duy trì tính nhất quán với nội dung là điều vô cùng quan trọng. Điều quan trọng đầu tiên, tên thương hiệu của bạn trên tất cả các trang mạng xã hội khác phải giống nhau . Ví dụ: nếu tên twitter của bạn là @greenbookworm, thì tên hiển thị trên Instagram của bạn cũng phải giống như vậy.

Các marketer cũng nên đảm bảo rằng nội dung của bạn nhất quán về mặt hình ảnh và nên có một định dạng mà bạn sử dụng cho tất cả các bài đăng của mình. Hãy xem Instagram của Nike chẳng hạn.

Bất cứ khi nào Nike đăng nội dung đều có cùng kiểu chữ, sử dụng cùng một phông nền và phông chữ. Khi họ đăng ảnh, chúng có chất lượng cao và sử dụng cùng một bộ lọc.

Khi nội dung của bạn có giao diện tương tự, hồ sơ của bạn trở nên đẹp mắt về mặt thẩm mỹ và người dùng có thể nhận ra đây là một thương hiệu nhất quán. Nếu người dùng xem nội dung của bạn trên một trang mạng xã hội khác và nhận ra rằng đó là của bạn, họ sẽ nhấn follow ngay lập tức.

Thấu hiểu người dùng 

Bạn không thể bắt đầu tạo nội dung mà không biết đối tượng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận là ai. Phát triển cá tính thương hiệu trên Instagram là một công cụ hữu ích để tăng tỷ lệ tương tác. Hãy dành thời gian theo dõi số liệu thống kê về người dùng và xây dựng tính cách thương hiệu sao cho phù hợp.

Bạn có thể sử dụng thông tin chi tiết về Instagram để hiểu rõ nhân khẩu học những người theo dõi mình.

Nếu bạn có tài khoản doanh nghiệp Instagram, bạn có thể vào menu, click Insights để phân tích người dùng. Từ đây, bạn có thể xem các thông tin người dùng đang follow thương hiệu của bạn. Từ độ tuổi cho tới tiểu sử, giới tính của họ.

Đăng bài thường xuyên

Sau khi đã xác định được đối tượng mục tiêu, hãy đăng nội dung mà họ sẽ thích và làm điều này thường xuyên. Vào năm 2018, thống kê cho thấy 60% người dùng Instagram cho biết đã truy cập ứng dụng hàng ngày và 38% trong số đó đã truy cập nhiều lần trong ngày.

Số lần đăng bài phụ thuộc vào chiến lược marketing và trung bình là 1,5 lần/ngày. Con số này tùy thuộc vào từng thương hiệu. Việc đăng quá nhiều nội dung có thể khiến người dùng cảm thấy bị "ngợp" và unfollow ngay lập tức nếu chúng làm "tắc nghẽn" newfeed của họ.

Ngoài ra, hãy chú ý tới các thời điểm tốt nhất trong ngày để đăng bài. Bạn có thể thiết lập chúng dựa vào việc phân tích insignt người dùng.

Sáng tạo caption viral 

Tài khoản @world_record_egg từng đăng một bức ảnh về quả trứng không có bất cứ chú thích nào đi kèm và đạt 12 triệu lượt thích. Tuy nhiên, nếu thương hiệu của bạn không có vị trí và độ phủ lớn như @world_record_egg, bạn cần tập trung vào việc sáng tạo các caption chất lượng.

Bạn có thể tạo phụ đề ngắn nghiêm túc hoặc nhẹ nhàng hoặc cũng có thể tạo phụ đề dài hơn để kể câu chuyện, thông điệp... Lấy tài khoản instagram @humansofny làm ví dụ. Họ thường xuyên giới thiệu những câu chuyện cá nhân của mọi người trên khắp thế giới.

Chỉ số tương tác phụ thuộc vào thời gian người dùng dành cho bài đăng, do đó hãy xen kẽ các phụ đề ngắn và dài. Ngoài ra, sử dụng hastag cũng là cách để tiếp cận tới nhiều người dùng mới hơn.

Chú thích cho mỗi bài đăng có thể chứa tối đa 30 hastag. Thẻ hastag tốt nhất phải là sự kết hợp của các từ khóa phổ biến và cụ thể, có đuôi dài.

Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một Instagram cho khách sạn của mình, bạn sẽ muốn sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # thông thường như #hotel và #travel. Tuy nhiên, những thẻ này đã quá phổ biến, đơn cử như thẻ #hotel đã có tới 31 triệu bài đăng. Hãy sử dụng hastag cụ thể hơn, nhắm tới đối tượng chi tiết hơn, sử dụng vị trí, địa điểm, tên thành phố, ví dụ như #hotellisamiami. Bạn cũng có thể tạo hastag riêng cho thương hiệu của bạn.

Tương tác tích cực với những người theo dõi

Hãy tích cực trả lời nhận xét dưới mỗi bài đăng. Các câu hỏi, comment của người dùng chứng tỏ sự hào hứng của họ với sản phẩm của bạn.

Paula’s Choice, một thương hiệu làm đẹp, là một ví dụ xuất sắc cho điều này. Họ thường xuyên tổ chức Instagram Q&A để người dùng đặt câu hỏi và trả lời chúng trên story Instagram của họ.

Tương tác với những người theo dõi của bạn cũng đòi hỏi phải chia sẻ nội dung của họ trên trang web của bạn, được gọi là nội dung do người dùng tạo (UGC). Lướt qua các thẻ bắt đầu bằng # dành riêng cho thương hiệu của bạn có thể giúp bạn tìm thấy những người dùng đang đăng về bạn. Bạn có thể chụp màn hình nội dung của họ để chia sẻ trên câu chuyện của bạn và thậm chí đăng trên nguồn cấp dữ liệu của bạn.

Tương tác với các tài khoản khác

Việc tương tác với các tài khoản khác trong cùng ngành sẽ giúp bạn tạo sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu bạn chia sẻ sản phẩm với thương hiệu khác, họ sẽ đăng tải lại content quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Nếu họ gắn thẻ bạn, những người theo dõi của họ sẽ thấy tài khoản của bạn và tất nhiên bạn sẽ "bỏ túi" số lượng kha khá khách hàng khác.

Như Emma Chamberlain, cô là một Youtuber nổi tiếng, sở hữu gần 10,4 triệu người theo dõi Instagram khi chỉ mới 19 tuổi. Cô ấy thường xuyên đăng nội dung được tài trợ và các nhà tài trợ của cô ấy cũng re-post lại bài đăng của cô. Cô lôi kéo những người theo dõi mình tương tác với những thương hiệu đó và ngược lại.

Mix hỗn hợp nhiều loại content 

Những ngày mới ra mắt, Instagram chỉ cho phép đăng tải hình ảnh. Tuy nhiên giờ đây, ứng dụng này đã phát triển 5 loại công cụ hỗ trợ trên Instagram: photos, videos, Instagram TV (IGTV), Instagram Reels, and Instagram Stories. Tính năng này cho phép bạn có thể mix 2 hoặc nhiều công cụ vào với nhau cùng lúc.

Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA)

CTA (Call to action) là hình ảnh, dòng văn bản, thẻ hastag # hoặc các đường link liên kết đính kèm nhằm lôi kéo khách hàng thực hiện hành động như chốt đơn, mua hàng, đăng ký theo dõi...

Hành động cụ thể mà bạn yêu cầu người dùng thực hiện sẽ được quyết định dựa trên thương hiệu, dịch vụ hoặc nhu cầu của influencer. Bạn có thể đăng tải một bài post về đợt giảm giá, khuyến mãi, CTA người dùng bằng cách yêu cầu họ gắn thẻ bạn bè trong phần bình luận hoặc chia sẻ liên kết.

Mặc dù việc đính kèm các liên kết đến các trang web khác không trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ tương tác trên Instagram, nhưng chúng vẫn khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn để đọc các bài đăng đó và bạn có thể chuyển đổi chúng thành khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác. Đây là một ví dụ về việc National Geographic quảng cáo sản phẩm mới trên câu chuyện của họ bằng cách sử dụng CTA.

Theo dõi số liệu thống kê

Đây là bước cuối cùng nếu bạn muốn cải thiện tỷ lệ tương tác trên Instagram. Hãy tìm các lỗ hổng và khắc phục chúng, đồng thời sử dụng công cụ CRM để tìm các bài đăng có lượt tương tác cao nhất, áp dụng chiến lược này cho các bài post tiếp theo.

Bạn có thể đặt các cột mốc tỷ lệ để so sánh chúng theo thời gian. Nhìn chung, tỷ lệ tương tác trên Instagram là thước đo cách khán giả tương tác với thương hiệu. Nếu nội dung của bạn tốt và thu hút nhiều người theo dõi thì tỷ lệ tương tác của bạn sẽ chứng minh điều đó.

Khi dành thời gian nghiên cứu tỷ lệ tương tác, bạn sẽ thu thập dược nhiều dữ liệu có giá trị giúp thống kê toàn bộ chiến lược marketing trên Instagram. Tỷ lệ tương tác là tiêu chuẩn để đánh giá sự hài lòng của khách hàng.

Hải Yến - MarketingAI

>> Có thể bạn chưa biết: Bỏ túi “bí kíp” triển khai Giveaway “bách phát bách trúng” trên Instagram
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.