Chiến lược truyền thông của Show truyền hình thực tế Việt Nam: Có tất cả nhưng thiếu Drama!

09 Thg 10

Hiện nay trên thị trường truyền hình Việt Nam đang có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các show truyền hình thực tế đến từ nhiều nhà đài khác nhau. Phát triển từ 10 năm trước và theo từng năm, từng giai đoạn thì con số Reality Show đã không ngừng tăng lên. Dù phát triển là vậy thế nhưng những show khi chiếu tại Việt Nam đều bị chê làm nội dung chưa tới, Drama tạo ra thì nửa mùa chới với. Hôm nay, cùng MarketingAI tìm hiểu xem những chiến lược truyền thông của show truyền hình thực tế Việt Nam ra sao sau 10 năm?

10 năm để phát triển những Show truyền hình thực tế Việt Nam

Truyền hình thực tế đã xuất hiện từ lâu, hiện đang phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước có ngành công nghiệp giải trí truyền hình phát triển như Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc...

Truyền hình thực tế (Reality Television) là một xu hướng phát triển tất yếu của truyền hình hiện đại. Đây là kiểu làm truyền hình người thật, việc thật với nội dung ít phụ thuộc vào các kịch bản viết sẵn, sự sắp đặt và diễn xuất được hạn chế tối đa, trong khi những cảm tưởng, tâm sự của những người tham gia chương trình được khắc họa, làm nổi bật. dự chương trình. Sự đặc biệt của các chương trình truyền hình thực tế là tính chân thật của sự việc, con người thật - cảm xúc thật - ấn tượng thật.

Vietnam''s Next Top Model là một trong những chương trình đầu tiên của Reality Show Việt Nam (Nguồn: Dantri)

Ở Việt Nam hiện nay, truyền hình thực tế đang rất được ưa chuộng với số lượng chương trình lớn, chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát sóng và lôi cuốn hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi. Tuy vậy, bên cạnh những chương trình truyền hình thực tế tốt, ngày càng xuất hiện nhiều chương trình gắn mác “thực tế” nhưng nội dung hoàn toàn sắp đặt. Những show truyền hình thực tế được nhen nhóm khoảng hơn 10 năm trước đây với những show nhỏ lẻ, quy mô chưa được hoành tráng. Chỉ thực sự khi đài truyền hình Việt nam mua bản quyền từ phía nước ngoài từ show "Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam''s Next Top Model, Cặp đôi hoàn hảo..." thì thực sự thị trường show thực tế mới nở rộ và đạt đến sự hoành tráng như hiện nay.

Cho tới sự nở rộ của những chương trình được nâng cao về giải trí hiện nay (Nguồn: blog.7saturday)

Thế nhưng, so với bản gốc thì show truyền hình thực tế Việt Nam bị đánh giá chưa thực sự hay và đạt đến trình độ tạo được Drama như các phiên bản quốc tế đã từng làm. Chiến lược truyền thông đó gồm những gì? Được ekip Việt Nam thực hiện ra sao?

Chiến lược truyền thông của các Show truyền hình thực tế Việt Nam: Tạo Drama một cách gượng gạo!

Pre-Event: Tạo ra những "điểm chạm" tương tác cho người xem

Đầu tiên, chiến lược của hầu hết các chương trình tại Việt Nam và trên thế giới là tạo ra những sự kiện Pre-Event để thu hút người xem quan tâm đến chương trình. Đây được xem là "Key point" trong mỗi sự kiện tiền chương trình, đây là hạng mục để giúp truyền thông tổng thể trước cả 1 chương trình, thêm vào đó nó còn đánh giá được mức độ quan tâm của người xem với từng mua mỗi năm. Hiện đối với đa số các chương trình Việt Nam thì sự kiện Pre-Event tạo những đấu ấn rất tốt, hiệu ứng truyền thông nó đem lại với chương trình cũng có lượng Buzz Volume đủ lớn.

(Nguồn: Facebook)

Việc đưa những điểm chạm là những cuộc thi, sự kiện nhỏ trước thềm vòng Casting đang là những điều hiện nay được các nhà đài làm để thu hút truyền thông. "Cuộc thi Online" hay "Vote bình chọn"... là những hình thức thường thấy của những show như "Vietnam''s Next Top Model", "The Face", "Miss Universe Vietnam".... Những sự kiện này thường dưới hình thức Online và đăng ký thông qua mạng xã hội hoặc trên Website, tất cả những "Touch Point" này được ban tổ chức làm qua từng năm với những sự đổi mới nhất định, khi có năm chỉ vote online và thí sinh cao nhất đặc cách vào thẳng vòng phỏng vấn Casting, hay những năm gần đây thí sinh có lượt vote cao nhất được đưa thẳng vào nhà chung của chương trình. Những hình thức này vừa để kích cầu lượng thí sinh tham gia, cũng để tạo ra những hiệu ứng online trên các nền tảng xã hội.

(Nguồn: Tuổi trẻ)

Social Media là nền tảng hiện nay được rất nhiều nhãn hàng sử dụng để đưa vào các Campaign của mình như một phương thức tiếp cận tiềm năng. Và với các Reality Show hiện nay cũng vậy, nền tảng mạng xã hội được phát huy tối đa khả năng của nó khi có thể tận dụng được lượng người dùng lớn, cũng như những cách tiếp cận tạo ra nhiều Engagement với đại đa số người dùng. Hầu hết lượng bình luận, và tiếp cận cũng như Reach đến nhiều người nhất cũng từ mạng xã hội mà ra. Ekip của VNTM, The Voice, Vietnam Idol hay bất cứ chương trình truyền hình thực tế nào thường thu hút hàng trăm nghìn lượt like và theo dõi trên trang chủ Facebook của mình, lượng tương tác cũng trung bình trên dưới 100/ post vào thời gian tiền sự kiện. Có thể thấy mạng xã hội đang được đánh giá khá cao khi là 1 kênh truyền thông quyền năng cho người xem.

Tạo ra những kịch tính Drama: "Cố gắng để mặc bộ váy ngoại cỡ"

Đặc sản hiện nay từ chiến lược truyền thông của show truyền hình thực tế Việt Nam đánh vào những kịch tính Drama từ chính các thí sinh hay giám khảo tạo ra. Từ những tập đầu tiên cho đến khi vào sâu bên trong, hiếm hoi có tập nào mà thí sinh không gây lộn với nhau hay có những mâu thuẫn giải quyết bất hòa khiến người xem chú ý quan tâm. Bản chất đây là những chương trình mang tính giải trí cao, nên việc đưa những yếu tố drama vào là điều dễ hiểu, bởi bản chất con người luôn có sự đối kỵ nhau, hơn thế nữa người con người muốn xem những thứ gây tranh cãi, người này phản biện người kia, nên việc chương trình hay đẩy những tình tiết cao trào là điều dễ dàng thấy được.

Phạm Văn Thoại được cho là chiến lược của VNTM 2019 (Nguồn: Tổng hợp báo)

Theo dõi những gameshow truyền hình thực tế, người xem khó có thể không liên tưởng tới nhận định "không scandal không thể là truyền hình thực tế" và các sự kiện gây sốc đã trở thành thủ pháp nhằm thu hút khán giả. Yếu tố "thực tế" luôn bị hoài nghi vì có biểu hiện của sự dàn xếp kết quả từ phía nhà sản xuất. Vietnam Idol 2010 từng làm dấy lên vấn đề này khi Uyên Linh đột ngột bị loại và Ðăng Khoa bất ngờ xin rút lui giúp cô ca sĩ trẻ nhanh chóng được cứu nguy, thẳng tiến vào những vòng trong và trở thành quán quân của cuộc thi? Kế đến, Cặp đôi hoàn hảo 2011 cũng để lại nhiều băn khoăn trong đêm thi cuối cùng, khi có vẻ kết quả chung cuộc được sắp xếp từ trước? Nghi án dàn xếp kết quả lên tới đỉnh điểm khi The Voice lộ clip trao đổi thông tin giữa giám đốc âm nhạc Phương Uyên và các huấn luyện viên cùng bản sắp xếp thành tích được lập từ đầu? Thêm vào đó, kết quả cuộc thi Vietnam’s Got Talent 2013 cũng bị dư luận nghi ngờ có sự thiếu công bằng?... 

Hay là những cuộc chiến nảy lửa trong ngôi nhà chung (Nguồn: Kênh 14)

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại mặc dù đánh đúng vào tâm lý người xem, sử dụng đúng mô típ những thành công trước đó, nhưng có vẻ ekip của các show truyền hình thực tế Việt Nam đang hơi gượng gạo và có phần đang "cố mặc một chiếc váy ngoại cỡ". Khi mà những tình tiết được các thí sinh nước ngoài tạo ra có vẻ rất tự nhiên và đánh trọng tâm vào thứ mà người dùng muốn xem, thì tại Việt Nam người ta thấy luôn được 2 từ "diễn xuất" trong tất cả các tình huống của thí sinh. Tạo ra Drama để người xem thích thú và muốn xem chương trình hơn, tuy nhiên những điều mà ekip tạo ra là những thứ mà người xem cũng chẳng quan tâm cho là mấy. Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, những chương trình thực tế mùa đầu tiên lúc nào cũng hay nhất bởi chất xám và Drama đầu tư hết vào đây rồi, ở những mùa sau mọi người được xem lại những thứ chỉ có vậy, những tình tiết y xì đúc những gì mà mùa trước đã làm. Sự nhàm chán và không có gì đổi mới đã chẳng thể gây bão truyền thông, chính vì vậy sức hút cũng dần dần giảm nhiệt đi, và chết yểu lúc nào không hay!

Cho tới mâu thuẫn trong The Tiffany Việt Nam (Nguồn: Saostar)

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được những show truyền hình thực tế Việt Nam đang là bệ phóng lớn để cho những ngôi sao hiện nay trên thị trường. Nhiều KOL, Influencer, Celebrity hiện đang có những sự nghiệp đáng tự hào khi xét về chỉ số truyền thông những nhân vật này đạt con số rất lớn, nhiều nhãn hàng cũng hợp tác với nhiều cái tên vào tạo ra những chiến dịch đình đám. Cùng điểm qua 1 số nhân vật tiêu biểu hiện nay trên thị trường xem đó là những ai?

>>> Xem thêm: "Đi đu đưa đi" của Bích Phương đã học tập chiến lược truyền thông từ Sơn Tùng M-TP như thế nào?

Những Influencer xuất thân từ những chương trình truyền hình thực tế Việt Nam

Khánh Linh (Cô em Trendy) - The Face 2017

Nguyễn Đặng Khánh Linh (Sinh năm 1995 tại Hà Nội) là thí sinh nổi bật và nhận được nhiều sự chú ý tại cuộc thi The Face năm 2017 vào team của Minh Tú. Cô nàng đến từ Hà Nội sở hữu vẻ đẹp sang trọng, ngọt ngào cùng vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Đặc biệt, Khánh Linh còn được nhận xét là khá giống hot girl Tâm Tít. Cô nàng từng được mệnh danh là "nữ hoàng lookbook" Hà Thành trước khi tham gia cuộc thi, mặc dù học ngành Kế Toán của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, thoạt nghe chẳng có gì liên quan tới nghệ thuật, nhưng hiện cô đang làm việc trong môi trường Showbiz và có được những thành tựu nhất định. Cô đang là một người mẫu tự do kiêm Content Creator trên Youtube với biệt danh "Cô em Trendy", kênh Youtube của cô đang đạt 179 nghìn lượt Subscribers khi chưa đầy 1 năm thành lập. Cô hiện cũng là một người ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới giới trẻ, khi cô là người chia sẻ những kiến thức về thời trang cũng như về LifeStyle của mình.

(Nguồn: We25)

H''hen nie - Vietnam''s Next Top Model 2015 & Miss Universe Vietnam 2017

Hoa hậu H''Hen Niê là người đẹp dân tộc đầu tiên đăng quang ngôi vị cao nhất tại một cuộc thi nhan sắc Việt Nam. Cô sinh năm 1992 trong một gia đình người dân tộc Ê Đê tại tỉnh Đắk Lắk. Người đẹp 26 tuổi được công chúng biết tới lần đầu khi tham gia chương trình Vietnam''s Next Top Model 2015, thế nhưng cô đã vươn lên và đạt ngôi vị Hoa Hậu tại cuộc thi sắc đẹp Miss Universe Vietnam 2017, cũng như lọt vào Top 5 của cuộc thi này quy mô thế giới. Những thành tích đáng tự hào của cô nàng được cho là bởi câu chuyện của cô truyền cảm hứng đến rất nhiều người tại Việt Nam, cô là người kế nhiệm không thể hoàn hảo hơn của hoa hậu Phạm Hương. Sau khi trở về, cô nàng còn đoạt luôn vị trí dẫn đầu trong cuộc thi "Cuộc đua kỳ thú 2019", hiện cô nàng đang là một Celebrity hạng A tại Việt Nam khi từng hành động của cô hoa hậu được cư dân mạng dõi theo. Hình ảnh về cô hoa hậu giản dị cùng trái tim ấm áp đã là điều khiến rất nhiều nhãn hàng muốn hợp tác với cô.

(Nguồn: Soha)

Hương Giang - Vietnam Idol 2012

Hương Giang tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh ngày 29 tháng 12 năm 1991 tại Hà Nội là một ca sĩ, người dẫn chương trình tại Việt Nam. Hương Giang là người chuyển giới từ nam sang nữ. Năm 2012, sau khi tham gia cuộc thi âm nhạc Vietnam Idol mùa thứ tư và lọt vào top 4 thí sinh cuối cùng, Hương Giang Idol chính thức được sử dụng làm nghệ danh. Miss International Queen - Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018 là danh hiệu gần đây nhất của cô nàng, khi đăng quang tại hoa hậu chuyển giới thế giới, cô cũng là nhân vật truyền cảm hứng nhất năm tại lễ trao giải WeChoice Award cùng năm đó. Chính những thành tích trên khiến nhiều nhãn hàng nổi tiếng như Shopee, Sendo, Lamoon mời cô hợp tác trong những chiến dịch của mình.

(Nguồn: YAN News)
>>> Xem thêm: Nằm lòng 3 bước xây dựng một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí!

Tạm kết

Có thể thấy chiến lược truyền thông của show truyền hình thực tế Việt Nam đạt được những thành công nhất định, khi tạo ra được rất nhiều lứa nghệ sĩ nổi danh như hiện nay. Mặc dù bị chê là vẫn thiếu chuyên nghiệp và có phần chưa đạt đến độ chín so với những phiên bản gốc, nhưng với đà phát triển như hiện tại thì những Reality Show được nhìn nhận sẽ có sự bứt phá trong thời gian tới. Đa phần những cái tên kể trên là những nữ giới là những người có sự cố gắng nhất định khi tham gia vào các lĩnh vực nghệ thuật. Cho nên, đây là thời điểm mà các nhãn hàng đang tập trung để đánh vào ngày 20/10 (Ngày phụ nữ Việt Nam), hãy tìm cho mình những đại sứ phù hợp là những người phụ nữ nổi tiếng có câu chuyện truyền cảm hứng, và tất nhiên phải phù hợp với brandname của thương hiệu mình. 

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.