Chiến lược trả lời những câu hỏi kém duyên ngày Tết của dân Marketing

17 Thg 01

Tết sẽ trở nên mất vui, áp lực khi người trẻ nhận được các câu hỏi khó đỡ mang tính cá nhân. Tham khảo ngay chiến lược trả lời những câu hỏi khó từ họ hàng ngày Tết của dân Marketing nhé!

Xác định đối tượng

Đầu tiên, bạn cần xác định mục đích của đối tượng hỏi, thông thường sẽ chia ra làm 3 kiểu người:

- Kiểu người số 1: Người chỉ đơn thuần hỏi để biết. Họ là những người chưa biết nhiều về bạn như họ hàng xa, bạn bè của bố mẹ,...Họ muốn biết thêm về bạn để có lẽ họ cần có việc nhờ vả hoặc họ có thể giúp đỡ được bạn trong tương lai.

- Kiểu người số 2: Người hỏi kém duyên với mong muốn bạn khen họ. Kiểu người này muốn bạn hỏi những câu hỏi tương tự để có dịp khoe khoang về chồng con, công việc của họ. 

- Kiểu người số 3: Người sung sướng khi thấy bạn phải xấu hổ và tổn thương. Đây là những người gắn lên mình cái mác “quan tâm bạn”, họ đã biết về bạn, hiểu rõ về điểm yếu của bạn nhưng vẫn cố hỏi để hạ bệ và làm bạn xấu hổ. 

Sau khi đã xác định mục đích của câu hỏi, hãy phân tích về đối tượng đó theo ma trận SWOT. Trong Marketing, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu là ai, sở thích, hành vi và nhân khẩu học để từ đó có thể quảng bá sản phẩm đến đúng khách hàng. Tương tự, đây là bước quan trọng nhất trong chiến lược đáp trả những câu hỏi khó đỡ của họ hàng.

Strengths và Weakness sẽ phân tích bản thân bạn

Strengths: Điểm mạnh của bạn là gì?

- Lương bạn cao.

- Bạn có công ăn việc làm ổn định

- Bạn học giỏi.

Weakness: Bạn có điểm yếu gì không?

- Bạn chưa có người yêu (đây không phải là điểm yếu nhưng cần phòng tránh vì dễ bị nhắm đến).

- Năm nay bạn không được học sinh giỏi.

- Bạn chưa mua được nhà hoặc xe.

Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo

Opportunities và Threats sẽ phân tích người hỏi

Opportunities: Người hỏi sẽ nhắm đến điểm yếu của bạn. Bạn có những cơ hội nào?

- Người hỏi cũng có điểm yếu và bạn biết rõ điều đó.

- Người hỏi có con và bạn có thể “cà khịa” về điều này.

Threats: Điều gì đang cản trở bạn?

- Người hỏi có vai vế lớn hơn nhiều so với bạn.

- Người hỏi chỉ đơn thuần quan tâm đến bạn.

- Bạn cần giữ mối quan hệ với người hỏi.

Đề ra chiến lược cụ thể

Sau khi đã hiểu rõ bản thân và hiểu rõ về đối tượng, bạn có thể quyết định chiến lược tiếp theo cần phải làm theo từng đối tượng đã phân tích ở trên theo phương pháp 4P.

- Place: nếu là những kiểu người số 2, hỏi để bạn phải khen, bạn có thể lựa chọn để bố mẹ tiếp khách và lấy cớ xuống bếp gặm hạt bí xem hoạt hình.

- Product: nếu là kiểu người chỉ đơn thuần hỏi để biết. Hãy trả lời thẳng thắn về bản thân bạn thêm một chút văn vở. 

VD: Cháu đi làm xe ôm => Cháu là người cung cấp dịch vụ đầu tới cuối, tiếp xúc trực tiếp khách hàng, làm cho cty công nghệ đa quốc gia và suốt ngày đi đây đi đó.

Nhưng nếu là kiểu người cố hỏi để hạ bệ bạn, nói ít về bản thân bạn và xoáy sâu về điểm yếu của người đó. 

VD: Công việc của cháu chưa ổn định nhưng nghe bảo con trai bác vẫn nằm ở nhà để cho bác nuôi đúng không ạ?

- Promotion: Bạn có thể nhờ bố mẹ PR bản thân hộ hoặc treo bằng khen quanh nhà.

- Price: Chơi chiêu “gậy ông đập lưng ông” khoe khoang về tiền lương của bạn.

VD: Chỉ vì có 60 triệu thưởng Tết mà cháu phải làm tới tận 25.

Đánh giá chiến lược

Trong quá trình thực hành và áp dụng khó tránh khỏi sai sót như đối đáp không nhanh nhạy, chưa hiểu rõ về đối phương,...Thua keo này ta bày keo khác, bạn có thể rút kinh nghiệm cho lần đối đáp tiếp theo và không ngừng nâng cao, trau dồi bản thân để người khác không có cơ hội hạ bệ, nói xấu bạn cũng như học cho mình thói quen dửng dưng, không quan tâm đến lời thị phi của người khác. 

Màn đáp trả “cực gắt” dành cho ngày Tết (mẫu tham khảo)

Câu hỏi 1: Khi nào cưới?

- Cháu chưa có tiền cô ạ, hay cô cho cháu vay tiền đi.

- Thế con nhà cô khi nào lấy chồng ạ?

- Thế bác định mừng cháu bao nhiêu mà bác hỏi lắm thế?

Câu hỏi 2: 30 tuổi rồi mà vẫn chưa đẻ con à?

- Thế đến tuổi già hóa rồi sao cô không xuống mồ đi.

- Hôm nào đẻ cháu mời bác đến xem nhé!

- Không có tiền để đẻ con á cô, cô nuôi con hộ cháu nhé!

Câu hỏi 3: Thế có người yêu chưa cháu?

- Cháu mới chia tay người yêu ạ.

- Cháu ô môi bác ạ.

- Cháu có người yêu rồi, nhưng bọn cháu đang yêu xa (người yêu ở thì tương lai).

Câu hỏi 4: Lương tháng kiếm được bao nhiêu cháu? Được 20 triệu không?

- Cũng bình thường thôi nhưng nhiều hơn lương tâm của bác đấy!

- Thế tiền lương hưu của bác là bao nhiêu thế ạ?

- Cháu đói lắm bác ạ, bác cho cháu vay tiền với.

Câu hỏi 5: Sao dạo này béo thế? 

- Nếu so cháu với lợn thì cháu gầy, nhưng so cháu với bác thì cháu bình thường bác ạ.

- Bác cũng phải cẩn thận đấy, nghiệp nặng dễ béo lắm.

- Cháu thấy cô cũng già đi rồi đó.

Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo

Kết

Tuy nhiên, ngày Tết là ngày của sự vui vẻ, trừ khi đối phương vô cùng quá đáng, bạn hãy cố gắng tránh đi sự căng thẳng và xích mích không đáng có bằng một câu nói hài hước, một nụ cười tươi hoặc tránh đi nếu không muốn xảy ra xung đột nhé!

Source ảnh: bachhoaxanh

Minh Anh - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.