[Báo cáo] Tiếp cận khách hàng sử dụng Digital tại khu vực nông thôn Việt Nam

08 Thg 04

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một thị trường quan trọng trong nhiều ngành nghề. Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới kỳ vọng GDP của nước ta sẽ tăng trưởng ổn định với tốc độ 6-7% trong năm 2019 và 2020.

Việt Nam cũng là thị trường ưu tiên các thiết bị di động (mobile-first market). Với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, điện thoại di động là nền tảng Digital chính cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, các Marketer vẫn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận những đối tượng này vì họ không có nhiều thông tin để tiếp cận. Các dữ liệu thu thập được cũng nhanh chóng lỗi thời hoặc chỉ cung cấp Insight chung phạm vi cả nước mà không đi sâu vào các hành vi của khán giả nông thôn.

Bản báo cáo về “Tình trạng sử dụng thiết bị di động tại khu vực nông thôn Việt Nam” ra đời để giải quyết tình trạng đó. Nó cung cấp những kiến ​​thức rõ ràng mà các Marketer có thể sử dụng để tiếp cận khán giả nông thôn Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin quan trọng từ báo cáo.

Cung cấp đúng quảng cáo đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm

Cho dù quảng cáo có độc đáo hay sáng tạo đến đâu, nếu nó không liên quan đến khán giả trong thời điểm cụ thể đó và ở một địa điểm cụ thể, quảng cáo sẽ không tác động đến khách hàng đúng theo mục đích của doanh nghiệp. Ví dụ: một quảng cáo về một sản phẩm đắt tiền và khó tìm sẽ không phù hợp với khách hàng ở nông thôn Việt Nam. Mặc dù hầu hết các Marketer biết điều này nhưng đây lại là một lỗi phổ biến khi hiển thị quảng cáo có mức độ liên quan thấp với các đối tượng cụ thể. Để quảng cáo dựa trên nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, các Marketer nên phân khúc đối tượng của họ theo địa lý và sử dụng các công cụ giúp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn. Thông điệp phù hợp, được gửi một cách nhất quán tới một đối tượng được nuôi dưỡng, gắn kết, có nhiều khả năng phản hồi tích cực tại các điểm chạm.
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.