Báo cáo e-Conomy SEA 2020: Phục hồi và bật đà tăng trưởng thần tốc bất chấp COVID-19

26 Thg 11

Trong 5 năm qua, chúng ta chứng kiến sự thay đổi thần tốc của nền kinh tế Internet tại Đông Nam Á. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Năm 2020 đã đánh dấu cột mốc mới, một bước ngoặt lịch sử mà người dân khối Đông Nam Á nói riêng và toàn cầu nói chung không thể nào quên. 

Trong báo cáo "E-Conomy SEA 2020" từ Google, Temasek và Bain & Company với chủ đề At Full Velocity: Resilient and Racing Ahead (tạm dịch: Phục hồi và bật đà tăng trưởng thần tốc) đã phác thảo lại tình hình phát triển cùng những thay đổi của nền kinh tế Internet tại Đông Nam Á trong suốt một năm qua. Công nghệ và internet đã trở thành hạt nhân cốt lõi và tác động đến mọi lĩnh vực theo nhiều cách với quy mô lớn chưa từng có. 

Về e-Conomy SEA

e-Conomy SEA là dự án được thực hiện bởi Google và Temasek – công ty đầu tư toàn cầu tại Singapore với mục đích cung cấp thông tin về nền kinh tế Internet Đông Nam Á.  Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 6 thị trường lớn nhất Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore,Thái Lan và Việt Nam. Mọi giá trị tiền tệ đều được thể hiện theo đơn vị đô la Mỹ trừ một số trường hợp đặc biệt.

Nguồn dữ liệu

Báo cáo e-Conomy SEA sử dụng công cụ Google Consumer Barometer, nghiên cứu của Temasek, ý kiến của các chuyên gia trong ngành và nguồn thông tin từ các bên thứ ba để cung cấp những đánh giá và dự đoán có giá trị về các số liệu và xu hướng của nền kinh tế Internet trong tương lai.

Chuyển dịch sang digital: thích ứng nhanh chóng, tăng trưởng mạnh mẽ

Việc sử dụng Internet ở Đông Nam Á tiếp tục tăng với 40 triệu người dùng mới trong năm 2020 (trước đó, năm 2019 chỉ đạt ngưỡng 360 triệu ). Ngay cả khi hoàn thành báo cáo này, nhiều khu vực vẫn đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế.

Rõ ràng, Covid-19 đã góp phần làm bùng nổ công nghệ digital trên quy mô lớn. Cứ 3 người tiêu dùng online thì có 1 người bắt đầu sử dụng dụng 1 loại hình dịch vụ kỹ thuật số, trong đó 90% dự định tiếp tục sử dụng loại hình này như một thói quen sau đại dịch.

Chỉ trong vòng 1 năm, có 40 triệu người mới sử dụng Intetnet. So sánh từ năm 2015-2019, chỉ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 100 triệu người dùng trong 4 năm. Có 70% dân số trong khu vực hiện đang hoạt động thường xuyên trên Internet.

3 lĩnh vực gồm: Giáo dục, Siêu thị tạp hóa online (Groceries) và Cho vay (Lending) được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng người tiêu dùng kỹ thuật số mới này.

Ghi nhận tỉ lệ % người tiêu dùng kỹ thuật số mới trong tổng số người tiêu dùng dịch vụ qua hai kênh TMĐT và truyền thông trực tuyến cho thấy:

  • Trên các sàn TMĐT, số % phần người dùng sử dụng digital cho dịch vụ Groceries cao nhất chiếm 47%, Làm đẹp 32%, Điện tử chiếm 34% và May mặc chiếm thấp nhất với tỉ lệ 30%.
  • Với lĩnh vực truyền thông trực tuyến, có 55% người dùng mới sử dụng digital nhiều nhất cho mảng Giáo dục (55%), Vay vốn (Loans) chiếm 44%, kế tiếp là Giao hàng nhanh, Video. Lĩnh vực Âm nhạc chiếm tỉ lệ thấp nhất (34%).

Trung bình trên toàn khu vực Đông Nam Á, cứ 1 trong 3 số người tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số mới sử dụng các dịch vụ này đều chịu tác động của COVID-19. Tại Việt Nam, có đến 41% người dùng mới tiếp cận sử dụng các dịch vụ digital94% người dùng bày tỏ ý định tiếp tục sử dụng loại hình này sau đại dịch.

Nhìn chung, ở Đông Nam Á, phần lớn người tiêu dùng mới đến từ các khu vực ngoại ô, nông thôn (trừ Việt Nam và Thái Lan).

Trung bình, tại Đông Nam Á, 94% người dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng ít nhất 1 dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch.

Vai trò của công nghệ trong nền kinh tế

Nhìn chung, trong 6 thị trường khảo sát, mức độ tương tác kỹ thuật số đã tăng thêm một giờ sử dụng/cá nhân/ngày trong khoảng thời gian lockdown. 8/10 người dùng cảm thấy rằng công nghệ có vai trò lớn trong khoảng thời gian xảy ra dịch. 

Lượng thời gian người dùng dành để online trong 1 ngày trước/trong/sau dịch

Người dùng Internet hàng giờ tăng gần gấp đôi trong thời gian phong tỏa và hiện vẫn cao hơn 10pp so với lượng thời gian trước khi bùng dịch.

Số thời gian online tăng mạnh, trong đó, mức tăng đột biến cao nhất thuộc về Philippines. Người dân nước này đã dành trung bình 5,2h/ngày để online vào đợt cao điểm dịch, và giảm xuống còn 4,9 h/ngày sau khi dịch đã lắng xuống.

Tại Việt Nam, con số này ở mức thấp nhất trong 7 nước. Người dân trung bình dành 4,2 h/ngày để online vào cao điểm dịch và giảm còn 3,5h/ngày khi Covid-19 tạm lắng.

Công nghệ đã giúp con người duy trì sử dụng các nhu cầu cơ bản trong thời gian phong tỏa

Ba nhóm dịch vụ chính được sử dụng nhiều nhất: TMĐT, Di chuyển và thực phẩm, Online media

Nhận thức về sự hữu ích của Internet đã thay đổi trong khoảng thời gian phong tỏa vì dịch COVID-19. Con người đã khám phá và tận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong cuộc sống, từ mua hàng tạp hóa online, học tập từ xa, tiếp cận các dịch vụ truyền thông và thương mại điện tử, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ làm việc WFH, số hóa doanh nghiệp, duy trì các doanh nghiệp bán lẻ và F&B...

Có thể thấy, công nghệ về cơ bản đã tác động đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Ví dụ về TMĐT, mặc dù bị hạn chế về việc di chuyển song TMĐT vẫn hỗ trợ con người cung cấp các nhu yếu phẩm, hàng tạp hóa cần thiết. Ví dụ không muốn nấu ăn có thể chọn dịch vụ giao hành nhanh, không thể dùng tiền mặt thì nay đã có ví điện tử.

Như GrabMart đã mở rộng dịch vụ của họ từ 2 đến 8 quốc gia trong vòng ba tháng để cung cấp khả năng tiếp cận rộng rãi các mặt hàng thiết yếu như gạo và sữa. Thương hiệu Redmart cũng đưa ra giới hạn người dùng chỉ được phép đặt 35 mặt hàng cho mỗi đơn đặt hàng để ưu tiên phân phối hiệu quả các mặt hàng thiết yếu.

Về giáo dục, nếu không được học tại nhà, 135 triệu trẻ em sẽ mất khả năng tiếp cận giáo dục trong khoảng thời gian bùng dịch. Hỗ trợ điều này, các nền tảng như Ruangguru và Zenius Educationđã cung cấp quyền truy cập miễn phí vào tài liệu giáo dục của họ để sinh viên có thể bám sát việc học dù ở bất cứ đâu. Mặt khác, các công ty viễn thông bao gồm Celcom, Digi và Maxis Telecom, cấp cho người dùng 1GB mỗi ngày để hỗ trợ học tập trên nền tảng điện tử, tăng năng suất và hiệu quả cho con trẻ.

Ngoài ra, khi các hoạt động giải trí chỉ giới hạn trong nhà, các dịch vụ kỹ thuật số như nền tảng streaming về âm nhạc và video đã cung cấp các nguồn giải trí mới cho người dùng, giúp giảm bớt sự buồn tẻ, nhàm chán trong thời gian phong tỏa. Đồng thời, công nghệ cũng là công cụ để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình.

Khả năng phục hồi trong thời kỳ khủng hoảng: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Ngay cả khi đối mặt với sự suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Internet vẫn phục hồi ở mức 100 tỷ USD. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp SMEs chuyển sang online, con số này dự kiến sẽ đạt 300 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng bất chấp môi trường đầy thách thức.

COVID-19 đã đảo ngược sự tăng trưởng kinh tế trong năm của các nước trong khu vực. Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam và Indonesia vẫn tăng trưởng hai con số. Singapore vẫn là đầu tầu tăng trưởng trong khu vực, mặc dù GMV (tổng khối lượng hàng hóa) giảm trong ngắn hạn do ảnh hưởng của lĩnh vực Du lịch trực tuyến.

Các hình thức trực tuyến được người dùng sử dụng nhiều nhất phải kể đến thực phẩm, tạp hóa, giáo dục, giải trí.  COVID-19 đã giúp tăng tốc nhiều lĩnh vực (TMĐT, bảo hiểm, các kênh giao dịch đầu tư...), đồng thời tái hồi sinh một số lĩnh vực khác như giao thông (đặt xe trực tuyến), du lịch trực tuyến...

Nhìn chung, lợi nhuận các lĩnh vực Thương mại điện tử, Truyền thông và Giao đồ ăn nhanh đã bù đắp cho các khoản hao hụt từ lĩnh vực Du lịch và Giao thông.

Thói quen mới của người tiêu dùng online đã thúc đẩy GMV Thương mại điện tử cán mốc 62 tỷ đô la Mỹ

Thói quen của người tiêu dùng và sự di cư của SME

Hơn một phần ba thương mại trực tuyến của năm 2020 được tạo ra bởi những người mua sắm mới, trong đó 8/10 dự định tiếp tục mua hàng trực tuyến trong tương lai. Tần suất mua hàng đã tăng lên, mặc dù sự chuyển hướng sang các mặt hàng thiết yếu đã thu hẹp kích thước giỏ hàng trung bình.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển sang trực tuyến khi Thương mại điện tử trở thành kênh bán lẻ duy nhất có sẵn.

Khởi động các cửa hàng tạp hóa trực tuyến 

Những người tiêu dùng hiện đã thử mua hàng tạp hóa trực tuyến đã tăng gấp đôi, với hơn 75% cho thấy họ sẽ tiếp tục sau COVID-19. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai khi các cửa hàng tạp hóa giải quyết được các thách thức về hậu cần và lợi nhuận.

Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Ước tính GMV năm 2025 đã được điều chỉnh tăng lên 172 tỷ USD bất chấp những dự báo về lĩnh vực bán lẻ và GDP khu vực giảm.

Dự kiến các nước sẽ áp dụng lâu dài mảng TMĐT trên toàn khu vực. Người mua sắm đang có xu hướng sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến hơn và không có ý định quay trở lại cửa hàng vật lý. 47% cho rằng hình thức này giúp họ "tiết kiệm thời gian và năng lượng". 49% cho rằng nó giúp họ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và 40% cho rằng "vấn đề với phân phối" là rào cản hàng đầu khi mua hàng truyền thống.

Xu hướng tìm kiếm cho các truy vấn liên quan đến bán hàng trực tuyến

Người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng tốt các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Services) 

  • Digital Payments

Dựa trên nghiên cứu của Kantar, số lượng giao dịch tiền mặt trung bình của người tiêu dùng đã giảm từ 48% trước COVID-19 xuống 37% sau COVID-19. Đồng thời, tần suất giao dịch trên Ví điện tử tăng từ mức trung bình 18% trước COVID-19 lên 25% sau COVID-19. Điều đó cho thấy sự thay đổi lớn từ phương thức thanh toán này sang phương thức thanh toán khác.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến nếu không cần thiết. Nhiều chức tài chính đã hỗ trợ SMEs cách thanh toán trực tuyến khi người tiêu dùng mua sản phẩm của họ.

Với sự ảnh hưởng của COVID-19, hình thức thanh toán online lâu dài này sẽ trở thành thói quen. Ước tính GTV năm 2025 dự kiến thay đổi, cán mốc 1,2 tỷ đô la Mỹ.

  • Digital Remittance (Phương thức chuyển tiền)

Phương thức chuyển tiền kỹ thuật số đã tăng gần gấp đôi khi việc đi lại của người dân bị hạn chế. Nhiều cơ quan quản lý và người thuê lao động đã trả lương online cho người lao động nhập cư, sau đó giúp họ chuyển tiền về gia đình. Hình thức này có thể sẽ kéo dài đến năm 2025.

Sự thuận tiện và tỉ giá thấp hơn có thể sẽ giúp duy trì thay đổi hành vi người dùng. Dự kiến 40% giao dịch sẽ chuyển thành giao dịch online vào năm 2025.

  • Digital Lending

Chính phủ các nước trong khu vực đã can thiệp mạnh mẽ thông qua các chính sách cho vay, tái cơ cấu, các gói kích cầu, ưu đãi thuế và điều chỉnh lãi suất.

Khi thời hạn cho vay hết hạn vào cuối năm 2020, nợ xấu dự kiến ​​sẽ tăng mạnh. Trong khi các ngân hàng trong khu vực đang tăng dự trữ, niềm tin của người cho vay vẫn ở mức thấp.

  • Insurance (Bảo hiểm)

Nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế tăng lên khi đại dịch bùng phát. Việc hạn chế về di chuyển buộc cả cung và cầu phải di chuyển sang hình thức trực tuyến mặc dù các sản phẩm liên quan đến Đời sống và Sức khỏe thường khó bán hơn trên mạng.

>> Xem thêm: Toàn cảnh thị trường FMCG Việt Nam Quý 3/2020

Trên con đường "hồi sinh" lợi nhuận: Định hướng để tăng trưởng bền vững

Với việc tài trợ của nhà đầu tư đang chậm lại kể từ năm 2019, việc duy trì con đường dẫn đến lợi nhuận là điều quan trọng - và cấp bách - hơn bao giờ hết. Các nền tảng Internet cần phải tập trung đáp ứng sự phù hợp với thị trường sản phẩm và tính kinh tế bền vững.

Năm 2019, có 11 "công ty kỳ lân" ở Đông Nam Á: Bigo, Bukalapak, Gojek, Grab, Lazada, Razer, OVO, Sea Group, Traveloka, Tokopedia và VNG. Năm 2020, VNPay tham gia nhóm này, góp phần đưa tổng số công ty kỳ lân lên 12. Điều này góp phần làm hệ sinh thái của SEA hoạt động sôi nổi bất chấp việc đối mặt với COVID-19.

Nguồn vốn tư nhân cho kỳ lân đã làm chậm lại việc tài trợ năm 2019 so với mức cao nhất năm 2018. Việc đảm bảo nguồn vốn trong tương lai gần có thể sẽ ngày càng trở nên khó khăn do các nhà đầu tư tránh xa các doanh nghiệp sử dụng nhiều tiền mặt. Hầu hết các công ty đều đặt ra chiến lược phát triển trọng tâm để đạt lợi nhuận tối ưu.

Ví dụ: Bukalapak đã nói về việc tập trung nhiều hơn vào cách công ty có thể đạt được con đường đạt được lợi nhuận bằng cách tăng lợi nhuận gộp, thay vì tăng trưởng giao dịch hoặc GMV mà các công ty Thương mại điện tử đã tập trung vào một hoặc hai năm trước.

Tương tự, Grab đã sắp xếp hợp lý các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình để tập trung vào Dịch vụ Tài chính digital, Vận tải và Giao hàng, nhằm mục đích giúp siêu ứng dụng hồi phục lợi nhuận sau đại dịch.

HealthTech & EdTech: xóa nhòa ranh giới dưới tác động của bão COVID-19

HealthTech và EdTech đều đóng những vai trò quan trọng trong giai đoạn phong tỏa. Đây là hai lĩnh vực còn tương đối non trẻ song được đặt nhiều kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai khi đại dịch giúp xóa bỏ các rào cản cũ và tạo động lực mới cho 2 ngành.

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe online là một thách thức lớn 

Nhiều người dùng bày tỏ sự lo ngại khi sử dụng hình thức khám chữa bệnh online. Một số người coi Telemedicine là phương pháp tạm thời và không thể chất lượng bằng việc chẩn đoán trực tiếp. Đồng thời họ cũng bày tỏ lo lắng về tính an toàn và chuẩn mực của các hiệu thuốc điện tử, dịch vụ cung cấp thuốc online.

Ngoài ra, sự thiếu chính xác của các giải pháp công nghệ, ví dụ: máy kiểm tra triệu chứng AI hoặc thông tin sức khỏe không chính thống tiếp tục dấy lên nhiều nghi ngờ về độ an toàn của hình thức này.

Tuy nhiên, COVID-19 đã mở ra cơ hội cho Telemedicine cơ hội phát triển chưa từng có. 

Tận dụng điều này, các nhà cung cấp, người thanh toán và các doanh nghiệp khác (ngân hàng, nền tảng người tiêu dùng kỹ thuật số) đã xây dựng mạng lưới của riêng họ hoặc hợp tác với các nhà cung cấp Telemedicine hiện có để tranh giành "miếng bánh" béo bở này.

Điều này đã hiện thực hóa dưới một số hình thức:

● Tập hợp các bệnh viện/ phòng khám nhỏ hơn vào một vài nền tảng Telemedicine.

● Quan hệ đối tác được thiết lập giữa các công ty khởi nghiệp Telemedicine và các nền tảng Ride Hailing nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và sàng lọc COVID-19.

● Quan hệ đối tác được thiết lập giữa người chi trả (công ty bảo hiểm) và nền tảng Telemedicine để tăng khả năng tiếp cận và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

● Quan hệ đối tác được thiết lập giữa các nhóm bệnh viện lớn và nền tảng Telemedicine để cung cấp khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và tư vấn sức khỏe liên quan tới COVID-19.

Việc sử dụng HealthTech đã tăng gấp 4 lần và vẫn tiếp tục duy trì sau khi hết giai đoạn phong tỏa. Đầu tư vào HealthTech đã liên tục tăng lên trong những năm qua.

Hệ sinh thái chớm nở của các công ty khởi nghiệp EdTech tại SEA

Nguồn vốn đầu tư EdTech ghi nhận tăng gấp ba lần vào năm 2019. Một phần lớn quỹ đã được đưa vào phục vụ cho các nền tảng học tập trực tuyến.

Công ty khởi nghiệp Indonesia, Ruangguru, đã huy động được 150 triệu đô la Mỹ vào tháng 12 năm 2019 - đây là lần gọi vốn lớn nhất đối với một công ty EdTech Đông Nam Á. Emeritus, hợp tác với các trường đại học để cung cấp các khóa học trực tuyến cho các chuyên gia đang làm việc, đã huy động được 40 triệu đô la Mỹ vào tháng 1 năm 2019.

Các công ty khởi nghiệp mới dự kiến sẽ xuất hiện và nguồn vốn sẽ tiếp tục tăng sau COVID-19 khi xu hướng học tập trực tuyến lên ngôi.

Nếu như trước đây, học tập online chỉ là được xem là phương pháp tạm thời thì nay đã trở thành lựa chọn duy nhất dành cho học sinh, giáo viên và các trường học. Học sinh đã sử dụng hình thức học online, dẫn đến số lượng cài đặt các ứng dụng EdTech tăng gấp 3 lần trong thời gian dùng dịch.

Số lượt cài đặt YoY của 5 ứng dụng EdTech hàng đầu trong SEA (tháng 1 - tháng 8 năm 2019 so với tháng 1 - tháng 8 năm 2020) từ 6 triệu tăng vọt lên 20 triệu.

Những thách thức phía trước

Sự thay đổi về thói quen người tiêu dùng cùng ảnh hưởng của COVID-19 đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết của Internet. Trong báo cáo năm 2019, các chuyên gia đã xác định 6 rào cản chính đối với việc tăng trưởng Internet bao gồm: Truy cập Internet, nguồn vốn, niềm tin người tiêu dùng, thanh toán, vận chuyển, năng lực. Năm nay đã có những tiến bộ đáng kể trên hầu hết các rào cản này (đặc biệt là lĩnh vực thanh toán và xây dựng niềm tin người tiêu dùng). Tuy nhiên, năng lực con người vẫn là nhân tố chính để tất các doanh nghiệp biến khó khăn thành động lực phát triển, vượt khỏi "vũng bùn" sau ảnh hưởng COVID-19.

Cụ thể:

Truy cập Internet

  • Có 400 triệu người dùng Internet ở SEA, trong đó 70% thường xuyên online
  • 40 triệu người dùng mới đã truy cập Internet năm 2020

Niềm tin của người tiêu dùng

  • Cứ 1 trong 3 người dùng sẽ dùng dịch vụ kỹ thuật số mới do COVID-19; 94% trong số họ tiếp tục sử dụng khi hết dịch.
  • 80% người dùng thừa nhận công nghệ rất hữu ích và không thể thiếu trong đời sống.

Năng lực

  • Tăng trưởng của lĩnh vực Internet có thể bị kìm hãm do thiếu công nhân có kỹ năng phù hợp
  • Nhu cầu cấp bách và cơ hội để reskill và nâng cao kỹ năng của nhân viên để họ có thể tìm được phát huy tối đa khả năng bản thân trong thời công nghệ số.

Nguồn vốn

  • Hoạt động giao dịch đang phát triển nhưng tốc độ đã chậm lại
  • Vẫn còn nhiều dry power (lượng tiền mặt dự trữ) cần chứng minh là bền vững và liên doanh có lãi

Thanh toán

  • Giảm tiền mặt khi phương thức thanh toán từ 48% giao dịch lên 37% vào năm 2020
  • Trong khi đó, số lượng ví điện tử đã tăng từ 18% đến 25%

Logistics

  • Mặc dù sự phát triển của Thương mại điện tử đáp ứng dịch vụ vận chuyển hậu cần tốt hơn, nhưng "Vấn đề với giao hàng" vẫn là rào cản lớn nhất đối với Thương mại điện tử được người tiêu dùng ở 5 trong số 6 quốc gia SEA.

Hải Yến - MarketingAI 

>> Có thể bạn chưa biết: Snap phát hành “Báo cáo Tình bạn” lần 2 chia sẻ cách người dùng kết nối trong Covid-19

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.