Bạn có thực sự cần âm thanh trên Instagram Stories?

06 Thg 03

Kể từ tính năng Stories được ra mắt trên các nền tảng truyền thông xã hội, nhiều thương hiệu đã đặt ra câu hỏi: "Chúng ta nên hay không nên sử dụng âm thanh cho Stories?". Trong khi một số người thích nhận được đầy đủ trải nghiệm của thị giác và âm thanh trong khi họ xem Stories trên nền tảng khác nhau, những người khác tranh thủ xem loại nội dung này khi họ đang đi trên đường hoặc trong khi đang làm một việc gì đó khác. Nhiều người sử dụng điện thoại di động và xem Stories ở nơi công cộng, và đứng gần nhiều người xung quanh, hoặc thậm chí xem ở trường hoặc nơi làm việc, do vậy, họ thường lựa chọn tắt âm thanh.

Chình những nhà phát triển các nền tảng Stories còn tranh luận rằng điều này có cần thiết hay không. Gần đây, Marketingland đã đưa tin rằng Snapchat khuyến khích người dùng đưa âm thanh vào Stories của họ, trong khi Facebook nói ngược lại. Facebook - chủ sở hữu của Instagram đã thông báo rằng 85% người dùng trên nền tảng này xem video không có âm thanh. Điều này khiến chúng ta nghĩ rằng những người dùng Instagram cũng xem các nội dung như Stories không có âm thanh. Thế nhưng, sau khi khảo sát hơn 350 người với câu hỏi: "Bạn thường xuyên xem Instagram Stories với âm thanh được bật không?". Kết quả khá là bất ngờ. Trong số những người được hỏi xem Instagram Stories, 56% nói rằng họ "Đôi khi" xem với âm thanh, trong khi 29% nói rằng "Luôn luôn." Chỉ có một lượng nhỏ người tiêu dùng nói rằng họ không bao giờ xem Stories với âm thanh (15%).

Nguồn: Hubspot

Vì vậy, những kết quả "Luôn luôn" và "Đôi khi" có ý nghĩa như thế nào đối với các Marketer? Tùy thuộc vào nội dung của Stories, bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc chúng có cần âm thanh hay không. Nếu bạn cần  kể một câu chuyện tốt hơn, bạn vẫn có thể lựa chọn đăng Stories với đầy đủ âm thanh. Nhưng nếu nội dung của bạn có nhiều ảnh, nhiều Sticker tương tác hoặc nặng về văn bản, bạn sẽ không cần phải tạo thêm âm thanh để khiến nó trở nên hấp dẫn nữa.

Một điều cần lưu ý là nếu bạn có một câu chuyện bắt buộc cần âm thanh mới hiểu được nội dung, bạn cũng nên làm cho nó dễ tiếp cận với những người xem đang không bật tiếng. Ví dụ: nếu bạn phỏng vấn ai đó, bạn có thể bao gồm lời nhắc nhở "Sound On - Hãy bật tiếng" để người xem lưu ý bật âm thanh lên hoặc hiển thị phụ đề ở cuối video. Theo cách này, người xem sẽ có thể đọc từ phụ đề hoặc họ có thể quay lại để xem Stories sau khi họ có thể bật âm thanh. Để cung cấp cho bạn một ví dụ trực quan, đây là một Instagram Stories với dòng phụ đề để người xem có thể dễ dàng hiểu nội dung mà không cần âm thanh:

Nguồn: Business 2 Community

3 ví dụ điển hình về Instagram Stories không sử dụng âm thanh

Cuối cùng, để tiết kiệm tiền bạc, thời gian, và công sức, bạn có thể bỏ qua âm thanh hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện việc này, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng nội dung hình ảnh của bạn đủ hấp dẫn và mang đủ tính thông tin để người dùng có thể hiểu và tương tác với câu chuyện. Dưới đây là một vài ví dụ tuyệt vời của các thương hiệu thực hiện tốt điều này.

Starbucks

Starbucks sử dụng Stories để chia sẻ những lời chứng thực từ khách hàng, giới thiệu và ra mắt sản phẩm mới hoặc các nội dung tương tác khác. Những khía cạnh của nội dung quảng cáo không chỉ thú vị cho người xem và khách hàng tiềm năng mà chúng còn không yêu cầu âm thanh.

Trong ví dụ dưới đây, Starbucks yêu cầu người xem đoán đồ uống chuẩn bị quay trở lại là gì. Trong trang tiếp theo của Stories, thương hiệu chia sẻ các câu trả lời chuẩn nhất và hình ảnh đáp án cho đồ uống đó - S''mores Frap. Để thêm một số tương tác, người xem có thể bỏ phiếu về những vị đồ uống mà họ thích và đoán có bao nhiêu S''mores được hiển thị trong video.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Starbucks

Nhà xuất bản kinh doanh Harvard (Harvard Business Publishing)

Các Stories của Harvard thường xoay quanh về quản lý, tính chuyên nghiệp và các mẹo nghề nghiệp. Harvard Business Publishing thường thay đổi các bài viết dạng dài của họ thành những câu chuyện dạng ngắn trên Stories. Trong những Stories đó, bạn thường sẽ thấy những đoạn văn bản mô tả ngắn, poll thăm dò, hoặc Quiz trên mỗi trang, thay vì phải nghe âm thanh hay xem video để hiểu nội dung.

Để làm cho câu chuyện văn bản của họ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, Harvard Business Publishing đem tới các Poll, bài quiz và các tính năng tương tác khác của Instagram. Tuy nhiên, các Stories cũng được sáng tạo thêm để tăng tương tác với một câu chuyện. Trong ví dụ dưới đây, Stories đưa cho người dùng danh sách checklist mà họ có thể chụp màn hình để sử dụng. Stories sau đó cung cấp cho bạn lời khuyên về những việc cần làm nếu bạn đã tick vào một box tương ứng nào đó.

HubSpot

Tại HubSpot, nhóm truyền thông xã hội sẽ thỉnh thoảng đăng tải Stories với âm thanh, nhưng thường là họ tận dụng các bài trắc nghiệm, thăm dò ý kiến và đoạn văn bản ngắn để kể một câu chuyện hấp dẫn mà không cần âm thanh. Dưới đây là một ví dụ gần đây trên Instagram Stories giới thiệu về tính năng DM (Direct Message) mới trên nền tảng:

>> Có thể bạn quan tâm: Thuật ngữ Portfolio là gì

Trong ví dụ trên, Hubspot đã sử dụng các đoạn ngắn văn bản để thông báo đầy đủ cho người xem về chủ đề đang thảo luận, và để giúp người xem cảm thấy thú vị hơn, họ thêm các hình ảnh và GIF có liên quan trong Stories.

Theo Hubspot

     
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.