6 xu hướng mà các thương hiệu khu vực APAC nên tận dụng vào năm 2021

19 Thg 01

Không một ai có thể dự đoán được những thay đổi mà đại dịch tác động tới cuộc sống của người dân trên toàn cầu. Sự trở lại "khó có thể xảy ra" của mã QR đã buộc các thương hiệu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) nói riêng và trên thế giới nói chung phải tạm dừng các chiến lược marketing đã được hoạch định sẵn và ưu tiên việc thích ứng với sự thay đổi trước mắt. 

Mặc dù còn nhiều ẩn số, nhưng một số xu hướng đã có tác động nhất định đến trạng thái hiện tại của hành vi tiêu dùng. Đặc biệt, sáu trong số những xu hướng này đều có khả năng ảnh hưởng đến ngành quảng cáo. Các thương hiệu có thể tận dụng điều này và định hình chiến lược tốt hơn trong năm tới.

Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân

Mở rộng lĩnh vực thương mại điện tử vốn là việc quan trọng với các thương hiệu, nhưng lối sống cách ly trong năm nay cũng góp phần dần đến làn sóng mua sắm trực tuyến tăng nhanh mạnh mẽ.

Theo dữ liệu Ngày Độc thân 2020 từ Criteo, ​​doanh số bán hàng trực tuyến và lưu lượng truy cập trực tuyến trên khắp Đông Nam Á tăng đột biến. Malaysia và Thái Lan có mức tăng cao nhất về doanh số bán hàng theo chỉ số trong năm nay, lần lượt là 600% và 305%, trong khi Singapore tăng 248%.

Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi cả những người mua sắm trực tuyến sẵn có và cả những người tiêu dùng chuyển sang từ các cửa hàng truyền thống. Theo cuộc khảo sát gần đây từ “Peak to Recovery” với hơn 13.500 người tiêu dùng trên toàn thế giới, 53% người được hỏi đã khám phá ra ít nhất một hình thức mua sắm trực tuyến và muốn tiếp tục trong thời gian cao điểm của COVID-19.

Những người mua sắm kỹ thuật số mới này đã mở ra cơ hội lớn để các thương hiệu mở rộng tệp khách hàng trên các kênh kỹ thuật số. Việc tận dụng các công cụ tiếp thị, chẳng hạn như quảng cáo trên phương tiện truyền thông bán lẻ và retargeting ads sẽ thu hút người tiêu dùng và chuyển đổi doanh số bán hàng.

Ảnh: dandiaoc.com

Các nhà quảng cáo và thương hiệu sẽ tăng cường đầu tư vào quảng cáo kỹ thuật số

Theo khảo sát Criteo’s COVID-19 Impact on Marketing APAC, 38% nhà tiếp thị thấy doanh số bán hàng trên trang web và lượt đặt trước tăng lên kể từ khi đại dịch bùng phát, dẫn đến việc số hóa quy trình kinh doanh của họ được tăng tốc.

Có thể thấy, COVID-19 đã tạo ra những tác động to lớn tới các chiến lược tiếp thị. Trên thực tế, cứ 10 nhà tiếp thị ở APAC thì có 7 người nói rằng tỷ trọng chi tiêu cho tiếp thị kỹ thuật số tại công ty của họ đã tăng lên do COVID-19.

Cuộc khảo sát cũng báo cáo rằng chi tiêu tiếp thị sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên các kênh kỹ thuật số. Trong đó, các nhà tiếp thị dự định chi tiêu nhiều hơn cho mạng xã hội (58%), tiếp thị tìm kiếm (56%) và tiếp thị nội dung (54%) trong 6 đến 12 tháng tới . Ngoài việc tăng chi tiêu trên các kênh tiếp thị kỹ thuật số, như paid display và content marketing, các thương hiệu cũng sẽ cần tăng cường nỗ lực thu hút người tiêu dùng trên mặt trận ứng dụng.

Đây là lý do tại sao theo Khảo sát ứng dụng toàn cầu gần đây, các xu hướng đều xoay quanh doanh số bán ứng dụng, với tỷ lệ doanh số bán ứng dụng ở mức 75% cho các nhà bán lẻ có ứng dụng mua sắm. Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỷ lệ ứng dụng cao nhất trên toàn cầu.

55% người mua sắm ở APAC đã tải xuống ít nhất một ứng dụng mua sắm (bán lẻ, thực phẩm hoặc tạp hóa/rượu) trong thời gian cao điểm của đợt bùng phát COVID-19.

COVID-19 đã thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa người dùng di động và ứng dụng, nâng tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này vẫn có thể sẽ tiếp tục ngay cả trong các giai đoạn phục hồi vì người tiêu dùng đã trải nghiệm và tận hưởng những lợi ích của việc sử dụng ứng dụng.

Đối với Tmon, công ty thương mại xã hội đầu tiên của Hàn Quốc, thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng và tăng cường sự hiện diện của công ty, tạo sự chuyển đổi là những ưu tiên chính. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận đối tượng mới và mang lại trải nghiệm chất lượng cho cả người bán và người tiêu dùng, Tmon đã tận dụng các chiến dịch cài đặt và retargeting ads nhắm mục tiêu đến toàn bộ kênh của người tiêu dùng, đạt được hơn 30.000 lượt cài đặt ứng dụng hàng tháng và tỷ lệ giữ chân 27%.

Do đó, thiết lập quảng cáo trong ứng dụng sẽ cần được xem xét trong kế hoạch của các thương hiệu trong năm mới, để tìm ra những cách mới để đáp ứng người tiêu dùng trên các nền tảng này khi họ tiếp tục dành nhiều thời gian hơn vào nó.

>> Xem thêm: Dự đoán về xu hướng phát triển của thương mại điện tử năm 2021

Các thiết bị truyền hình kết nối sẽ trở thành trụ cột tiếp thị

Giống như sự gia tăng của thương mại điện tử, sự phổ biến của các thiết bị truyền hình được kết nối (CTV) và thiết bị qua mạng (OTT) đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, và đại dịch đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng này. Do đó, điều cần thiết là các thương hiệu phải thu hút người tiêu dùng trên các thiết bị này thông qua quảng cáo.

Theo eMarketer, tất cả các quốc gia APAC đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân về lượng người xem video kỹ thuật số trong năm nay và đà tăng đó sẽ tiếp tục đến cuối năm 2024. Ngoài ra, phát hiện của Nielsen cho thấy tổng số giờ sử dụng thiết bị CTV bắt đầu tăng lên khi mọi người bắt đầu cách ly tại nhà (vào ngày 30 tháng 3 năm 2020) với mức tăng 81% so với hàng năm, tương đương gần bốn tỷ giờ sử dụng CTV mỗi tuần.

Điểm mấu chốt đối với các thương hiệu là người tiêu dùng đang chuyển sang CTV và OTT - và quảng cáo trên các kênh này sẽ tiếp cận họ ở đó. Nhiều người sử dụng thiết bị CTV và OTT hơn đồng nghĩa với việc nhiều giờ nội dung được xem trên các nền tảng đó hơn và khán giả sẽ cởi mở, dễ tiếp thu các quảng cáo có liên quan.

Ảnh: Smartrecovery

"Brand safety" sẽ là chìa khóa cho thương hiệu

Năm 2020, nhiều nhà quảng cáo có quan điểm chống lại các nền tảng không quản lý được việc lan truyền thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch. Họ cũng "để ý" nhiều hơn vào nơi đầu tư tiền quảng cáo.

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra cũng đặt vấn đề an toàn thương hiệu lên hàng đầu. Kể từ khi đổi tên virus thành "COVID-19", việc chặn các từ khóa "COVID" và "COVID-19" đã gia tăng ở APAC (số lần chặn "coronavirus" tăng gấp 10 lần trong vài tháng đầu năm 2020).

Do đó, nhiều thương hiệu nên tận dụng nhiều giải pháp hơn vào năm 2021 có thể giúp họ kiểm soát các vị trí đặt quảng cáo để bảo vệ hình ảnh thương hiệu và luôn trung thực với các giá trị thương hiệu đã đặt ra.

Trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng sẽ trở nên liền mạch hơn

Tuy xu hướng thương mại điện tử chiếm vị trí trung tâm vào năm 2020 nhưng mua sắm tại cửa hàng vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Và do đó, nó vẫn sẽ tiếp tục là trọng tâm của các thương hiệu trong năm tới.

Một nghiên cứu gần đây do Advanis thực hiện cho thấy mặc dù tần suất mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng, 7/10 vẫn cho biết họ thích mua hàng tạp hóa trực tiếp, trong khi khoảng một nửa (47%) chọn giao hàng tận nhà và 17% thích hình thức curbside pick-up.

Trong bối cảnh khu vực của Châu Á, người tiêu dùng sẽ luân phiên giữa các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến trong suốt hành trình mua sắm của họ. Điều này có nghĩa là các thương hiệu cần phải tăng cường sự hiện diện đa kênh và đảm bảo rằng các trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến đều liền mạch.

Các trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng sẽ thay đổi. Để tăng cường vệ sinh đảm bảo phòng chống dịch, các nhà quản lý cần giúp người tiêu dùng tối ưu hóa thời gian tại cửa hàng với các tính năng như giao dịch kỹ thuật số, “mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng” và không cần thu ngân quầy tính tiền. Theo McKinsey, người mua sắm sẽ đón nhận các tính năng mới như nhấp và lựa chọn sản phẩm để đảm bảo sự an toàn, tiện lợi nhất.

Ảnh: vtvone

Các giải pháp nhận dạng mới sẽ phát triển vượt bậc

Một trong những sáng kiến ​​quan trọng trong năm qua là loại bỏ theo dõi cookie của bên thứ ba. Điểm độc đáo của giải pháp này là nó ảnh hưởng đến toàn bộ ngành, từ các nhà quảng cáo, nhà xuất bản, công nghệ quảng cáo và người tiêu dùng. Như vậy, tất cả mọi người đều được hưởng lợi.

Vào năm 2021, chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều nhà quảng cáo sẽ hợp tác với nhau hơn. Các nhà quảng cáo và nhà xuất bản có thể bắt đầu thử nghiệm trong năm tới và bắt tay hợp tác trên toàn hệ sinh thái để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa.

Cuối cùng, chìa khóa để giúp giữ cho các chiến lược linh hoạt và luôn sẵn sàng thích ứng với những điều bất ngờ phía trước đó là các nhà tiếp thị cần tận dụng triệt để những xu hướng này.

Nó sẽ giúp các thương hiệu trong khu vực APAC có thể chứng tỏ khả năng phục hồi tuyệt vời sau một năm 2020 đầy biến động.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo WARC

>> Có thể bạn chưa biết: Các chuyên gia nói gì về xu hướng trải nghiệm khách hàng năm 2021?
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.