3 Điều lưu ý khi đăng bài PR ở Việt Nam

02 Thg 06

PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?


PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Do đó hiểu PR có nghĩa là quảng cáo thì hoàn toàn toàn sai lầm nhé.

Top 10 nhầm lẫn trong Pr

Để có một bài PR trên báo mạng hiệu quả, bạn cần nhớ những lưu ý sau:

1.Lựa chợn trang báo uy tín, nhắm đến đối tượng độc giả phù hợp với doanh nghiệp

Nếu khách hàng của bạn là người trẻ, không thể bỏ qua Kênh 14, Zing News,… Nếu khách hàng là phụ nữ đừng bỏ lỡ Afamily.vn, Blogtamsu.vn,… Còn nếu khách hàng của bạn chủ yếu là dân văn phòng, hãy cân nhắc Dantri.com.vn, VnExpress.vn,… Mỗi trang báo mạng đều có đối tượng độc giả riêng, hãy sáng suốt khi chọn mặt gửi vàng.

2.Nội dung bài PR nên là một câu chuyện kể chân thực, đời thường

Không chỉ khách hàng mà ngay chính các trang báo mạng cũng sẽ từ chối bài PR của bạn dù bạn chiu chi trả số tiền quảng cáo lớn thế nào nếu bài PR của bạn có nội dung quảng cáo quá lộ liệu, thô thiển. Hãy chọn một tiêu đề đáng chú ý và một nội dung bài viết lồng ghép khéo léo yếu tố PR nếu không muốn nhận những phản hồi tiêu cực từ độc giả và chật vật qua vòng”kiểm duyệt nội dung” từ tờ báo bạn chọn.

3.Áp dụng công nghệ để duy trì sự sống của bài PR

Bài PR thông thường sau khi được đăng tải trên báo sẽ duy trì được lượng tương tác trong khoảng 2-3 ngày sau đó sẽ chìm dần vào quên lãng hoặc nhật nhòa giữa hàng loạt thông tin mới khác. Để duy trì “sự sống” cho bài PR, hãy thử tìm hiểu những công nghệ mới như Viewplus, Adx Sponsor, Dynamic Retargeting,…

Xem thêm về: Làm Thế Nào Để PR Thành Công?

 

Chắc chắn 3 lưu ý trên sẽ giúp bạn có một bài PR hoàn hảo. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng bài PR làm trợ thủ đắc lực để sẵn sàng bùng nổ với những chiến dịch truyền thông

MarAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.