25 loại font chữ logo kinh điển các designer cần nằm lòng trước khi thiết kế (Phần 2)

13 Thg 05

Font chữ logo có thể khiến thiết kế của bạn trở thành kinh điển, hoặc phá vỡ hoàn toàn công sức kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chọn kiểu chữ phù hợp giúp câu chuyện thương hiệu được truyền tải rõ ràng hơn và khuếch tán tác động của logo bất cứ khi nào có thể. Có hàng ngàn phông chữ đẹp, đó là lý do chúng ta cùng tìm hiểu 25 loại font chữ logo kinh điển các designer cần nằm lòng trước khi thiết kế qua bài viết dưới đây. 
>>> Xem thêm: 25 loại font chữ logo kinh điển các designer cần nằm lòng trước khi thiết kế (Phần 1)

25 loại font chữ logo kinh điển các designer cần nằm lòng trước khi thiết kế (Phần 2)

Steak

Năm: 2016 Nhà thiết kế: Alejandro Paul Quốc gia: Argentina Phong cách: Cursive (Chữ nghiêng, chữ thảo)

Steak là một kiểu chữ tuyệt đẹp chắc chắn có thể xuất hiện trong thị trường ngày nay. Đây là một phông chữ kỳ quặc về thẩm mỹ thủ công. Hãy xem xét font chữ logo này nếu doanh nghiệp của bạn bán hoa, một nhà sản xuất kem thủ công hoặc một cửa hàng về đồ lụa chẳng hạn.

(Ảnh: 99 Design)
>>> Xem thêm: 9 kiểu font sáng tạo được dự báo thành xu hướng thiết kế của năm 2019

Futura

Năm: 1927 Nhà thiết kế: Paul Renner Quốc gia: Đức Phong cách: Hình học, sans-serif

Futura có thể là một trong những kiểu chữ thành công nhất và được sử dụng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Kiểu chữ bất thường mang tính hình học đem đến một chủ nghĩa hiện đại lạc quan. Phong cách này phản ánh nghệ thuật cấp tiến ở Đức vào thời điểm những năm 1900, đặc biệt là tại trường phái nghệ thuật Bauhaus, đặt cao giá trị về mặt chức năng với lối thiết kế trật tự.

Kiểu chữ Futura mang phong cách sans-serif cổ điển có khả năng giữ được chất riêng so với các kiểu chữ khác của bất kỳ thời đại nào. FedEx và Swissair là hai công ty đã xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với các mẫu chữ hiện đại nhưng thân thiện với người tiêu dùng. Hãy xem xét phông chữ này cho logo nếu bạn đang muốn tạo ra một thương hiệu quốc tế dễ nhận biết với một tính cách hơi khác thường và có cá tính.

(Ảnh: 99 Design)

Univers

Năm: 1954 Nhà thiết kế: Adrian Frutiger Quốc gia: Thụy Sĩ Phong cách: Neo-grotesque sans-serif

Univers là một trong những kiểu chữ đầu tiên thể hiện ý tưởng về một họ phông chữ nhất quán. Bộ font chữ Univers bao gồm một loạt các ký tự có trọng lượng, chiều rộng và vị trí khác nhau. Nhà thiết kế của kiểu chữ, Frutiger, không phải là fan hâm mộ của phông chữ hình học thuần túy đã mô tả rằng Univers có độ nhạy thị giác giữa các nét dày và mỏng, tránh lối rập khuôn hình học hoàn hảo. Sự chú ý đến từng chi tiết này mang lại sắc thái sâu sắc cho kiểu chữ

Nhìn vào các ví dụ dưới đây, trang bìa cho Europa / America mang đến một vẻ ngoài mang tính quốc tế hóa và thực dụng thông qua việc sử dụng các mẫu chữ in hoa của Univers. Trong khi đó, logo eBay thể hiện rất nhiều cá tính. Như phần gạch của chữ "e" trong eBay mỏng hơn so với phần còn lại của chữ, phần phía trong bụng của chữ "b" hơi nghiêng sang trái nhiều hơn. Còn chữ "a" và "y" có hình dạng và đường cắt khá độc đáo và không theo quy tắc. Hãy xem xét phông chữ này cho một logo có sức hấp dẫn quốc tế và khả năng tiếp cận phổ quát

(Ảnh: 99 Design)

Helvetica

Năm: 1957 Nhà thiết kế: Max Miedinger Quốc gia: Thụy Sĩ Phong cách: Neo-grotesque sans-serif

Nhiều người không biết rằng phông chữ Univers đã nổi tiếng trước Helvetica và đã truyền cảm hứng cho nhà thiết kế Max Miedinger thành lập một họ font chữ cổ điển luôn được sử dụng đến ngày nay. Helvetica đã được phần mềm Xerox, Adobe và Apple cấp phép trở thành một trong những phông chữ cốt lõi của ngôn ngữ PostScript.

Kể từ đó, Helvetica đã đạt được danh tiếng quốc tế, bởi tính đơn giản và tiện dụng, với những nét chạm kỳ quặc nhưng vẫn mang một vẻ cổ điển quen thuộc. Hãy xem xét phông chữ này cho một diện mạo thân quen với khách hàng mới

(Ảnh: 99 Design)

Frutiger

Năm: 1975 Nhà thiết kế: Adrian Frutiger Quốc gia: Thụy Sĩ Phong cách: Nhân văn, sans-serif

Bạn có nhớ đến Adrian Frutiger, người thiết kế kiểu chữ Univers? Đây là một font chữ khác đã được các truyền nhân nối tay nhau sử dụng do Frutiger tạo ra. Frutiger đã thiết kế kiểu chữ này theo kiểu thiết thực và hữu ích cho mọi mục đích. Kiểu chữ được chế tạo cho mức độ dễ đọc ở mọi loại kích thước. Không có gì ngạc nhiên khi phông chữ này đã được sử dụng trên hộ chiếu Thụy Sĩ từ năm 1985. Hãy xem xét phông chữ này cho logo khi tìm kiếm một diện mạo cơ bản và tiện dụng, có thể đọc tốt trong cả những thiết bị lớn và nhỏ

(Ảnh: 99 Design)

Horizon

Năm: 1992 Nhà thiết kế: Bitstream Quốc gia: Hoa Kỳ Phong cách: Thử nghiệm / hình học, sans-serif

Horizon lấy cảm hứng từ kiểu chữ được sử dụng trong loạt phim Star Trek gốc. Vì khá phù hợp, phông chữ này đã được sử dụng 21 năm sau trong bộ phim Star Trek: Into Darkness. Để phù hợp với thử nghiệm kỹ thuật số của thập niên 90, Horizon có một diện mạo theo phong cách không gian vũ trụ với những góc nhọn sắc nét, và hoạt động rất tốt trên các công cụ kỹ thuật số. Hãy xem xét phông chữ này với các thương hiệu mang tính tương lai và khoa học viễn tưởng

(Ảnh: 99 Design)

FF Din

Năm: 1995 Nhà thiết kế: FontFont / Albert-Jan Pool Quốc gia: Đức Phong cách: Sans-serif

FF Din được tạo ra bởi Erik Spiekermann (cũng là người tạo ra font FF Meta) và cuối cùng trở thành kiểu chữ bán chạy nhất của họ. Nó hiện đại hóa thiết kế san-serif bằng cách mở rộng các yếu tố hình tròn thành hình bầu dục hình học, các đường cắt chữ bất ngờ (nhưng dễ chịu) và tạo ra các đường cong sắc thái thông qua hình học nâng cao. Hãy xem xét phông chữ này như là một thay thế khác cho Helvetica. Phông chữ này mang lại cảm giác tích cực, chào đón nhưng trông hiện đại hơn

(Ảnh: 99 Design)

Sassoon

Năm: 1995 Nhà thiết kế: Rosemary Sassoon Quốc gia: Vương quốc Anh Phong cách: Sans-serif

Sassoon được thiết kế bởi một trong số ít các nhà thiết kế nữ nổi tiếng trong lịch sử gần đây, Rosemary Sassoon. Kiểu chữ này mang tính bất thường nhưng khá thân thiện với các yếu tố cong, tròn. Nó cũng rất tiện dụng vì tính đơn giản của nó. Ví dụ dưới đây cho thấy Sassoon phù hợp với phong cách của trẻ em khi được sử dụng trong bảo tàng trẻ em ở thành phố. Hãy xem xét phông chữ này với các thương hiệu có tính bất thường và giàu trí tưởng tượng.

(Ảnh: 99 Design)

Proxima Nova

Năm: 2005 Nhà thiết kế: Mark Simonson Quốc gia: Hoa Kỳ Phong cách: Sans-serif

Theo nhà thiết kế, Proxima Nova là một phông chữ thu hẹp khoảng cách giữa các phông chữ như Futura và Akzidenz-Grotesk. Dựa trên phổ rộng của các kiểu chữ, đây là kiểu chữ được các nhà thiết kế liệt nhiệt hoan nghênh. Proxima Nova là một kiểu chữ cân bằng giữa hình học cổ điển và tỷ lệ hiện đại. Nó được sử dụng bởi các công ty lớn như Spotify và Twitter. Hãy xem xét phông chữ logo này nếu doanh nghiệp của bạn được kết nối nhiều với phương tiện truyền thông xã hội

(Ảnh: 99 Design)

Museo Sans

Năm: 2008 Nhà thiết kế: Jos Buivenga Quốc gia: Hà Lan Phong cách: Hình học, sans-serif

Museo Sans là một phiên bản thân thiện hơn của Museo, một phông chữ serif kỳ quái. Ngược lại, Museo Sans được đơn giản hóa một cách tối thiểu, tạo nên "hơi thở" cho toàn bộ kiểu chữ. Kiểu chữ này mang đến một sự ngạc nhiên tuyệt vời, nó phá vỡ rào cản giữa các dạng chữ bằng cách hiển thị chữ cái như một vòng tròn đơn giản với một đường kẻ xuyên qua. Xem xét phông chữ này nếu doanh nghiệp của bạn có một cách tiếp cận tối thiểu và cần một thẩm mỹ đơn giản hóa.

(Ảnh: 99 Design)

Brandon Grotesque

Năm: 2010 Nhà thiết kế: Phông chữ HVD / Hannes von Döhren Quốc gia: Đức Phong cách: Hình học, sans-serif

Brandon Grotesque nổi bật hơn so với các sans-serif khác với chiều cao khá thấp, một đặc điểm mang lại cho kiểu chữ một sự gọn nhẹ và ấm áp nhất định. Một số bạn có thể nhận ra nó từ thương hiệu Comedy Central. Xem xét phông chữ này nếu logo của bạn được sử dụng thường xuyên trên bao bì thời trang hoặc thiết kế nhãn hiện đại

(Ảnh: 99 Design)

Kết

Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các font chữ logo rồi chứ? Với một con mắt sắc sảo, bạn có thể tìm thấy sự phù hợp hoàn hảo cho thương hiệu của doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: 99 Designs

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.