PR - Hành Trình Đến Trái Tim Khách Hàng

20 Thg 02

Tờ báo nổi tiếng Forbes đã nói về một câu chuyện khá hài hước trong giới quảng cáo và marketing. “Một khách hàng cũ mua hẳn một trang quảng cáo trên một tờ báo phát hành hằng tuần, và điều nó...

Tờ báo nổi tiếng Forbes đã nói về một câu chuyện khá hài hước trong giới quảng cáo và marketing.

“Một khách hàng cũ mua hẳn một trang quảng cáo trên một tờ báo phát hành hằng tuần, và điều nó khiến ông ta phải trả $125,000. Ông ta mong muốn hàng loạt các cuộc điện thoại, một chiến dịch truyền thông mang tính viral, và nhiều cuộc hội thoại về bài quảng cáo của mình. Nhưng ông ta chẳng đặt được điều gì cả. Trái lại, được nhắc đến trên tờ báo The New York Times, Forbes, và Reuters như một lời khơi chuyện cho cả đất nước nói về mình, tạo ra những cuộc điện thoại từ khách hàng mới, khách hàng hiện tại và củng cố niềm tin vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả $125,000, nhưng quảng cáo có thể rất đắt đỏ khi bạn tính các chi phí về không gian quảng cáo hay thời gian quảng cáo cộng thêm các chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất. Không chỉ có thế, một quảng cáo còn cần phải lặp lại vài lần trước khi người mua bị ảnh hưởng.”

Chỉ cần vài lần được đề cập trên các tờ báo uy tín đã đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng và củng cố mối quan hệ với khách hàng. PR cốt lõi là để tạo ra một mối quan hệ với công chúng. Hầu hết các hoạt động PR liên quan đến các báo uy tín, nơi mà có lượng người đọc rộng và sâu. Trong một cuộc survey được công bố trên Ragan’s PR Daily, 9 trong 10 tổ chức đang marketing với content. 8 trong 10 khách hàng thích được nhận thông tin về một công ty qua các nguồn thông tin truyền thông.

Vậy tại sao PR lại đang được đẩy mạnh và chú trọng như thế? PR đem lại cho doanh nghiệp những gì?

Vai trò của PR là gì trong doanh nghiệp

Có quá nhiều nhầm lẫn khái niệm PR từ các nhà báo, các doanh nghiệp, các nghệ sĩ, sinh viên ngành quan hệ công chúng. Nhầm lẫn khái niệm truyền thông, marketing, quảng cáo, tuyên truyền, xì căng đan và cả PR, nghĩ rằng tất cả những thứ này là 1 chứ không phải 6 khái niệm khác nhau.

PR có phải là làm cho nhiều người biết đến? Nhưng nhiều người biết đến không đồng nghĩa với nhiều người yêu quý. Tình cảm của công chúng là điều cốt lõi mà doanh nghiệp nào muốn phát triển thành công đều tìm mọi cách nỗ lực đạt được. Nhưng, thiện cảm ấy không phải chỉ nhờ mỗi hoạt động đầu tư tiền bạc quảng cáo mà có được. Nó phải bắt nguồn từ chính thực lực của doanh nghiệp, từ cái tâm tốt và từ một chiến lược PR đúng đắn được tạo ra bởi một đội ngũ chuyên nghiệp. “Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại. Không có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công”

PR chính là cách đối nhân xử thế với công chúng. Mỗi người ai cũng cần đến PR. Hằng ngày chúng ta làm PR mà không biết.

Làm PR đúng doanh nghiệp có được gì?

1 Biến công chúng thành fan hâm mộ bằng cách chiếm cảm tình của công chúng

Abraham Lincoln đã viết rằng “Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người”. Đúng vậy, ngay cả Đức Phật cũng không thể làm được việc đó. Vì vậy mục tiêu làm hài lòng tất cả trở thành một tham vọng không tưởng và không cần thiết.

Tuy nhiên điều này không thể ngăn được việc bạn chiếm được tình cảm của một nhóm đối tượng công chúng mục tiêu. Mỗi một cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp/nhà nước đều có một nhóm đối tượng công chúng mục tiêu riêng biệt. Một trường đại học sẽ có các nhóm công chúng quan trọng là: sinh viên, cán bộ giáo viên trong trường, các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục. Một hãng sản xuất bột giặt có nhóm công chúng mục tiêu: các đại lý, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư,… Hành trình chiếm cảm tình của công chúng nên bắt đầu từ những nhóm mục tiêu cụ thể nhất, rồi dần dần với một chiến lược PR đúng đắn nó sẽ lan tỏa rộng rãi. Chính uy tín, cách ứng xử của bạn…sẽ trở thành những câu chuyện PR và nó sẽ được truyền miệng trong cộng đồng những người quen biết bạn. Nó chẳng phải thứ gì cao siêu ngoài việc chiến lĩnh cảm tình của những người xung quanh. Và rõ ràng đối với các doanh nghiệp khi chiếm được tình cảm của khách hàng đồng nghĩa với việc PR sẽ giúp họ:

-Phát triển được tổ chức,

-Bảo vệ thị phần,

-Đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ,

-Gia nhập nhanh chóng thị trường mới,

-Huy động được tài trợ dễ dàng,

-Hạ gục đối thủ cạnh tranh,

-Thu hút những lực lượng lao động tiềm năng.

Gây ấn tượng và đảm bảo với khách hàng rằng họ đang được sử dụng những sản phẩm tốt nhất…

  1. Khiến công chúng hiểu – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

“Trước khi khiến công chúng yêu mến hãy khiến họ hiểu mình trước đã” .

Việc đầu tiên nên làm trước khi cố gắng chiếm được cảm tình của cộng đồng là tránh để cho công chúng mất thiện cảm. Một đốm lửa nhỏ có thể thành đám cháy rừng. Đôi khi những điều tưởng như rất nhỏ cũng có thể gây một khủng hoảng truyền thông và xì căng đan lớn nếu không thì nó cũng khiến cho những nhóm công chúng cục bộ chán ghét chúng ta. PR chính là cách mà doanh nghiệp làm cho công chúng, khách hàng hiểu, cảm thông.  

  1. PR hơn cả quảng cáo

PR là thứ mà bạn phải cầu mong chứ không phải trả tiền là được. Bản thân những mối quan hệ tốt đẹp phải được dày công gây dựng chứ không thể có được nó bằng cách trả tiền. Đối với quảng cáo, bạn có thể trả nhiều tiền để được nói bất cứ điều gì bạn muốn, cho dù đó là thứ nghe kì quái và phi logic đến mức nào. Quảng cáo tập trung quảng bá sản phẩm, công việc chủ yếu liên quan trực tiếp đến khách hàng. PR nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ với đông đảo công chúng (bao gồm cả khách hàng, báo giới, chính quyền địa phương, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cán bộ nhân viên công ty,…) và bảo vệ danh tiếng của công ty.

Quảng cáo khó làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng, cũng không xử lý được khủng hoảng, nhưng PR có thể làm được việc đó. PR có tính tương tác cao và giao tiếp hai chiều. Quảng cáo thì không. Quảng cáo là tự khen mình. PR là trông chờ một người khác nói những điều tốt về mình hoặc để đối tượng trực tiếp đánh giá thông qua những việc tốt đẹp mà mình đã làm.

  1. Thay đổi được công chúng

“Bí quyết của sự thành công nếu có, đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người kahcs và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình”. Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng hoặc xử lý khủng hoảng là những mục đích quan trọng và khó khăn của PR. Việc thay đổi nhận thức của công chúng dựa trên hao phương diện:

-Công chúng hiểu nhầm về tổ chức và sản phẩm của công ty nên phải thay đổi nhận thức của họ, khiến họ thấu hiểu dẫn đến thay đổi thái độ.(từ không yêu quý chuyển sang thiện cảm), cuối cùng là thay đổi hành vi (ủng hộ công ty bằng cách mua hàng/sử dụng dịch vụ hoặc bình luận những điều tốt đẹp về công ty với người thứ ba)

-Công chúng chưa có thói quen sử dụng một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó và phải thay dodỏi nhận thức của công chúng, giải thích cho họ hiểu rằng sản phẩm của bạn mang lại nhiều lợi ích cho họ, dẫn đến thay đổi thái độ, hành vi.

Muốn thay đổi nhận thức của (dù chỉ) một người cần phải dùng những kỹ năng PR tác động lên họ một cách bền bỉ và kiên nhẫn.

  1. Xử lý Khủng hoảng - thảm họa của các doanh nghiệp

Xử lý khủng hoảng là phần việc khó khăn, nhọc nhằn, gây kiệt sức và tốn kém nhất của PR Man. Nó giống như việc bạn bị mắc bệnh và phải vào bệnh viện vậy. Bệnh ít thì khổ ít, bệnh nan y thì vô phương cứu chữa. Khủng hoảng đương nhiên liên quan đến truyền thông và đông đảo công chúng. Bởi nếu chuyện chỉ một người biết và không đem kể cho ai thì đã không thành khủng hoảng. Nguyên nhân gây khủng hoảng đối với cá nhân và tổ chức thường khác nhau, nhưng hậu quả đều khủng khiếp như nhau, nó có thể hủy hoại một con người hoặc xóa sổ một công ty nhanh chóng. Đối với một tổ chức, doanh nghiệp thì khủng hoảng đa dạng hơn nhưng phần lớn thường tập trung vào:

-Liên quan đến sản phẩm: Lỗi sản phẩm, có độc tố hoặc vật lạ trong thực phẩm,…

-Liên quan đến quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất gây hại cho môi trường do khói bụi, xi măng quá mức cho phép làm ô nhiễm không khí; Chất thải độc làm ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước…

-Liên quan đến người lao động: Công nhân xây dựng rơi từ giàn giáo xuống đất thiệt mạng do chủ công trình thực hiện an toàn lao động chưa đúng quy định; Công nhân nhà máy bị chủ bạc đại, đánh đập,…

-Liên quan đến khả năng tài chính: Thông tin về nợ xấu, phá sản…

-Liên quan đến hành vi của nhân viên: Nhân viên ứng xử thiếu tôn trọng với khách hàng, ăn hối lộ, giả mạo giấy tờ, …

-Liên quan đến đạo đức của ban lãnh đạo: Vi phạm pháp luật, trốn thuế, hối lộ…

Khi khủng hoảng xảy ra, với một chiến lược PR đúng đắn và chân thành, bạn sẽ khiến công chúng tha thứ và tiếp tục duy trì thiện cảm.

Đối với một doanh nghiệp thì PR là một hành trình đến trái tim khách hàng. Hành trình ấy dài hay ngắn ngoài sự chân thành, uy tín của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào một chiến lược PR đúng đắn cùng đội ngũ PR Man chuyên nghiệp. Bắt đầu hoạt động PR ngay bây giờ để ngày mai thương hiệu của bạn mãi khắc sâu trong trái tim khách hàng.

MarAI, nguồn " Tôi PR cho PR - Dili "

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.