Top 5 Trend Marketing ngành Y tế trong năm 2018

24 Thg 05

Ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe đang phát triển trong nhiều năm gần đây và các Marketing từ đó có thể phân tích các xu hướng và chuẩn bị lên kế hoạch lâu dài tương lai. Hãy cùng MarketingAI xem các yếu tố đã đang và sẽ trở thành xu hướng Marketing ngành Y tế trong năm 2018.

Một trong những xu hướng chính là của Marketing ngành y tế là gia tăng nhận thức và sự tham gia của bệnh nhân. Thực tế là các bệnh nhân ngày nay trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để có thể nghiên cứu và theo dõi các thông tin trên các phương tiện Internet. Điều này đã tạo cơ hội cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe tập trung nỗ lực vào các chiến dịch Online Marketing của họ. Nhiều doanh nghiệp Y tế đã tập trung hơn vào việc tạo ra nội dung hấp dẫn, tăng cường tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và gia tăng sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội của họ. Cụ thể hơn, hãy cùng MarketingAI theo dõi 5 xu hướng Marketing trong ngành Y tế năm 2018 dưới đây:

marketing ngành y tế
(Ảnh: sproutsocial.com)
>> Đọc thêm: Trend là gì?

Top 5 Trend ngành y tế năm 2018 bạn nên biết

Cải thiện và đầu tư vào các cổng thông tin bệnh nhân

Cổng thông tin bệnh nhân là trang web hoặc ứng dụng được kết nối với Hồ sơ sức khỏe điện tử mà bệnh nhân có thể đăng nhập để xem dữ liệu sức khỏe của họ. Các cổng thông tin của bệnh nhân đã xuất hiện từ nhiều năm, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, cổng thông tin bệnh nhân còn được áp dụng khá hạn chế.

Từ năm nay, các chuyên gia dự đoán rằng các cổng thông tin sẽ có sự cải thiện lớn về giao diện và tính năng. Điều này có khả năng dẫn đến các cổng thông tin thân thiện và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khi nhiều công ty công nghệ đang bước vào thị trường. Do đó, các tổ chức chăm sóc sức khỏe nên tìm cách để tăng cường sự chăm sóc cho bệnh nhân thông qua hình thức này.

marketing ngành y tế
(Ảnh: medicalpracticeinsider.com)

Hiện tại, hầu hết các cổng thông tin đều cho phép bệnh nhân xem kết quả xét nghiệm, tiêm chủng và lịch sử khám bệnh. Tuy nhiên, một đánh giá gần đây về thái độ của bệnh nhân đối với các cổng thông tin cho thấy một số trải nghiệm tiêu cực. Theo khảo sát của CDW Healthcare, dưới 30% bệnh nhân đã vote hạng A về công nghệ cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế, và 89% muốn truy cập dễ dàng hơn vào cổng thông tin của họ. Bệnh nhân đang đòi hỏi một trải nghiệm thân thiện với người dùng hơn. Trong năm nay, chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều tổ chức, đặc biệt là ở Việt Nam tiếp cận phương pháp mới với nhiều cải tiến về tính năng, giao diện… để cung cấp cho bệnh nhân những trải nghiệm tốt nhất.

Hãy cùng tham khảo cổng thông tin bệnh nhân của Hệ thống Y tế Geisinger. Năm 2001, họ đưa ra cổng thông tin trực tuyến “MyGeisinger”, từ đó đã phát triển thành một công cụ thiết yếu giữa tổ chức và bệnh nhân của họ.

marketing ngành y tế
(Ảnh: mygeisinger.geisinger.org)

MyGeisinger có nhiều tính năng hữu ích cho bệnh nhân. Ngoài hồ sơ y tế của bệnh nhân và tóm tắt sức khỏe, bệnh nhân cũng có thể gia hạn toa thuốc, yêu cầu các cuộc hẹn và tư vấn y tế cho các câu hỏi hoặc thắc mắc không khẩn cấp. Ngày nay, khoảng 40% dân số bệnh nhân hoạt động của Geisinger đang sử dụng MyGeisinger, với 20.000 đăng nhập mỗi ngày. Điều này cũng dẫn đến việc phải xử lý ít cuộc gọi hơn đến văn phòng.

Để tạo cổng thông tin thân thiện với người dùng, hãy bắt đầu bằng cách xây dựng bản khảo sát để hỏi bệnh nhân về các tùy chọn và yêu cầu của họ. Các câu trả lời đó sẽ cung cấp cho bạn nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Sử dụng chúng để bắt đầu lập bản đồ ra một thiết kế sẽ trực tiếp giải quyết các yêu cầu cụ thể của người dùng. Theo thời gian, cổng thông tin sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe của họ và đồng thời cũng trở thành nền tảng cho truyền thông điện tử giữa bệnh nhân và nhà cung cấp.

Tìm kiếm bằng giọng nói

Các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant đang thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta hàng ngày thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh và các thiết bị gia đình.

marketing ngành y tế
(Ảnh: beebom.com)

Theo MD Connect, có tới 200 tỷ lượt tìm kiếm mỗi tháng được thực hiện bằng giọng nói! Điều này được thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Tìm kiếm bằng giọng nói đã chiếm 20% tất cả tìm kiếm và sẽ phát triển mạnh trong ngành chăm sóc sức khỏe với nhiều dự án đang được tiến hành.

marketing ngành y tế
(Ảnh: mdconnectinc.com)

Với sự gia tăng và phổ biến của tìm kiếm bằng giọng nói tiếp tục tăng lên, các Marketer ngành Y tế cần phải thích ứng với các chiến lược SEO của họ với việc xem xét những điều sau đây:

  • Tập trung vào ngôn ngữ của người dùng

Khi các Marketer đang lên kế hoạch cho chiến lược tìm kiếm bằng giọng nói của họ, họ thường quên rằng mọi người tìm kiếm theo cách khác nhau. Không giống như các cụm từ khóa tìm kiếm mà bạn nhập vào máy tính của mình, tìm kiếm bằng giọng nói có tính tương tác và tự nhiên hơn trong giai điệu.

marketing ngành y tế
(Ảnh: campaignlive.co.uk)

Khi người dùng sử dụng tìm kiếm văn bản, các tìm kiếm này thường sẽ ngắn hơn tìm kiếm bằng giọng nói. Ví dụ: trong Google, người dùng có thể nhập “Chuyên gia sức khỏe, Lincoln”. Tuy nhiên, cùng một truy vấn được thực hiện qua tìm kiếm bằng giọng nói có thể là “Chuyên gia sức khỏe tốt nhất ở Lincoln”. Ngôn ngữ tự nhiên ngày càng trở nên tích hợp vào các thuật toán tìm kiếm của Google. Bởi vì điều này, các Marketer nên tập trung nội dung của họ vào các chủ đề tổng quát hơn là các từ khóa cụ thể như trước đây. Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về các loại câu hỏi bạn nhận được khi bệnh nhân gọi cho bạn trên điện thoại, sau đó ghi lại chính xác các từ mà họ sử dụng để có ý tưởng tốt hơn về nội dung cần viết.

  • Tập trung vào thông tin về địa điểm

Bệnh nhân thường tìm kiếm hệ thống định vị toàn cầu và thông tin bệnh viện trực tuyến dựa trên khu vực địa phương của họ. Do đó có mặt trong danh sách Google Business và Bing Places for Business được xác nhận quyền sở hữu có thể giúp tăng cơ hội hiển thị khi tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện. Đừng quên cập nhật trên các chỉ dẫn trực tuyến khác!

Trong tương lai, giọng nói chắc chắn sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa trong kết quả tìm kiếm. Mà hầu hết tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên thiết bị di động. Cho nên trang web của bạn phải thân thiện với thiết bị di động. Đã đến lúc các marketer bắt đầu tối ưu hóa trang web của mình để phục vụ tìm kiếm bằng giọng nói.

Nội dung

Content Marketing vẫn đang là một chiến lược Marketing phổ biến trong nhiều năm qua, và không hề có dấu hiệu chậm lại. Theo khảo sát của Smart Insights, 20% nhà Marketer tin Content Marketing sẽ tạo ra tác động thương mại lớn nhất trong năm nay. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng nội dung về chăm sóc sức khỏe là dịch vụ được tìm kiếm nhiều thứ hai trên mạng. Với lượng tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia rất lớn, nhưng điều quan trọng là phải nắm bắt các nhu cầu này và phát triển những nội dung có liên quan và độc đáo. Trả lời và giải quyết các câu hỏi của bệnh nhân chính là chìa khóa để tạo ra nội dung có giá trị.

Bupa, một tổ chức chăm sóc sức khỏe quốc tế đã thực hiện Content Marketing rất tốt. Họ mở The Blue Room, một trang web trực tuyến cung cấp những thông tin và câu chuyện có thật để giúp truyền cảm hứng cho bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Cho dù đó là nội dung trả lời các câu hỏi về việc điều trị hay cung cấp thông tin về việc chăm sóc, Bupa đều tạo ra chiến lược Marketing Content để khách hàng tương tác, cũng như thúc đẩy kết quả thương mại.

marketing ngành y tế
(Ảnh: theblueroom.bupa.com.au)

Vào cuối năm 2016 - một năm rưỡi sau khi ra mắt, trang web đã đạt được các thống kê sau:

  • 5 triệu lượt Unique Visitor
  • 4 triệu lượt truy cập
  • 5 triệu lượt xem trang
  • Tỷ lệ quay lại trang cao
  • Tổng 17 triệu phút mọi người đã dành đọc nội dung của The Blue Room.

Cũng giống như bất kỳ chiến lược nào mang lại kết quả, điều đầu tiên cần làm là đặt mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu của nội dung của bạn là gì? Bạn muốn tăng người dùng một dịch vụ cụ thể? Hay bạn đang cố gắng nâng cao nhận thức bệnh nhân? Bằng cách có một bộ mục tiêu rõ ràng, điều này giúp dễ dàng căn chỉnh nội dung để làm cho chúng trở nên có liên quan đến người dùng. Đừng quên tầm quan trọng của trang đích (landing page) khi viết nội dung. Chúng có công dụng để chuyển đổi khách truy cập, khiến họ thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc đặt lịch hẹn.

>>> Xem thêm: U23 Việt Nam chiến thắng và xu hướng bắt trend thần tốc

Truyền thông mạng xã hội

Social Media Marketing đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Bệnh nhân hiện đang tìm kiếm thông tin qua phương tiện truyền thông xã hội để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt về chữa bệnh hay tìm kiếm thông tin về các bác sĩ. Trong năm nay, chúng ta sẽ thấy sự tương tác 2 chiều nhiều hơn, khi các Marketing ngành Y tế đang tìm cách giao tiếp với bệnh nhân để xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với khán giả mục tiêu của họ. Vậy bạn cần nên chú trọng vào điều gì?

  • Video

Video đang phát triển và sẽ chỉ trở nên lớn hơn vào năm 2018 nó có tính trực quan rất lớn. Theo Cisco, lưu lượng truy cập video sẽ chiếm 82% lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng vào năm 2021, tăng từ 73% trong năm 2016. Everyday Health, một nhà cung cấp tài nguyên y tế trực tuyến đã tận dụng xu hướng này trong video này với sự xuất hiện của một bác sĩ nổi tiếng, tiến sĩ Frank Lipman.

(Video: Youtube Everyday Health)

Hãy nhớ rằng nội dung video thu hút tỷ lệ tương tác cao hơn. Các định dạng mới như Live Stream cũng là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mục tiêu.

  • Chatbots

Vài năm trở lại đây, nhiều công ty đã kết hợp Chatbot như là một phần trong chiến lược Marketing của họ. Các chuyên gia nhận xét rằng Chatbots chính là tương lai của trải nghiệm khách hàng và có sức mạnh để thay thế các cửa sổ tìm kiếm và nhiều ứng dụng trong tương lai không xa.

marketing ngành y tế
(Ảnh: onefoursix.co.uk)

Chatbots có thể cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội tương tác thật nhanh với bệnh nhân của họ theo cách mà cá nhân hóa và cho họ cảm thấy thực sự được quan tâm. Hiện có hơn 100.000 bot hoạt động trên Facebook Messenger mỗi tháng và gần 2 tỷ tin nhắn được trao đổi giữa các doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu của họ mỗi tháng.

Thông thường phần FAQ trên trang web để trả lời mọi thắc mắc của bệnh nhân. Điều này khá hạn chế, và bệnh nhân thường thấy thất vọng vì họ có thể không tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm. Chatbots, mặt khác, tăng khả năng tương tác giữa 2 bên. Câu trả lời thu được một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiếp tục tiết kiệm thời gian và tăng khả năng nhận được cuộc gọi điện thoại hẹn lịch. Sự kết hợp giữa Chatbots và ứng dụng nhắn tin có thể nâng cao đáng kể chất lượng cho dịch vụ.

HealthTap đang phát triển Chatbot như một công cụ tự chẩn đoán bệnh và bệnh nhân có thể nhanh chóng tìm ra những gì họ có thể đang phải mắc phải và cách xử lý nó. Nếu điều đó không đủ, họ có thể gửi câu hỏi của mình cho hơn 100.000 bác sĩ bằng video hoặc chỉ cần nhắn tin cho họ.

marketing ngành y tế
(Ảnh: internetmarketingninjas.com)

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Thiết kế UX (Thiết kế trải nghiệm người dùng) sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2018. Chúng ta đang sống trong một thời đại khi thiết kế và trải nghiệm người dùng vô cùng quan trọng và liên quan tới nhau. Theo nghiên cứu tiếp theo của Klein & Partners, 11% khách đến bệnh viện hoặc hệ thống y tế cho biết trải nghiệm trang web đã tạo ra những cảm tiêu cực về thương hiệu đó. Bệnh nhân đang ngày càng so sánh các trang web chăm sóc sức khỏe với các trang bán lẻ tốt như Amazon và muốn trải nghiệm như vậy.

marketing ngành y tế
(Ảnh: interaction-design.org)

Bảy yếu tố cần để phục vụ trải nghiệm người dùng, theo Peter Morville là:

  • Hữu ích
  • Có thể sử dụng
  • Có thể tìm thấy
  • Đáng tin cậy
  • Mong muốn
  • Có thể truy cập
  • Có tính giá trị

Do đó, trang web của bạn nếu muốn đáp ứng trải nghiệm người dùng trước tiên phải cải thiện khả năng sử dụng, tăng cường sự hài lòng từ khách hàng. Việc gia tăng sử dụng hồ sơ y tế điện tử đã đưa chủ đề trải nghiệm người dùng vào trọng tâm cho ngành y tế. Ví dụ: nếu bạn đang xây dựng một trang web, thì bạn phải quan tâm tới tính chính xác của thông tin mà bạn cung cấp. Hồ sơ y tế của một người có thể là thông tin quan trọng trong khi theo dõi sức khỏe của họ hoặc phát hiện các triệu chứng. Bằng cách thêm giá trị cho bệnh nhân, bạn trở thành một nguồn đáng tin cậy.

>> Xem thêm: Báo cáo Marketing ngành chăm sóc sức khỏe

Kết

Hãy điều chỉnh theo xu hướng Marketing trong ngành Y tế từ bây giờ nếu bạn muốn cạnh tranh trên thị trường. Marketing về Y tế và chăm sóc sức khỏe thời hiện đại là tạo ra sự kết nối giữa con người với con người và tập trung vào những gì khách hàng muốn.

Trang Ami - MarketingAI

Theo Referral MD

         
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.