“Perception vs. Reality” - Chiến dịch quảng cáo thành công nhất của Rolling Stone

27 Thg 11

Rolling Stone, tạp chí âm nhạc danh tiếng 50 tuổi đang trong tình trạng bấp bênh và thậm chí là sắp bị rao bán. Nhưng đây không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà tạp chí này gặp phải. Hãy xem Perception là gì và những gì Rolling Stone đã trải qua vào giữa những năm 1980.

Perception là gì 

Perception hay còn được dịch là nhận thức, đây là quá trình mà cá nhân sẽ sẽ sắp xếp và lý giải ấn tượng cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho tình huống thực tế cụ thể.

Bản chất của Perception

Rất nhiều nghiên cứu về perception cho thấy, cá nhân khác nhau sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Thực tế thì không có ai nhìn thấy hiện thực và chúng ta diễn giải những gì ta thấy.

Ví dụ: Khi bạn nhìn thấy hai người đang tranh luận với nhau thì hai người này có nhận thức về sự việc khác nhau. Bạn nhìn vào có thể thấy việc này không chấp nhận được, tuy nhiên bạn cũng có thể cho rằng đó là việc bình thường và nó giúp mọi người hiểu nhau hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức

  • Đặc điểm của chủ thể nhận thức
  • Đặc điểm của đối tượng nhận thức
  • Môi trường và tình huống cụ thể cũng ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân.

Chiến dịch quảng cáo Perception vs. Reality

Vào thời gian đó, Rolling Stone vẫn có một lượng lớn độc giả trung thành và nhiều độc giả mới. Người phụ trách quảng cáo của tạp chí này lại cho rằng những độc giả đó là những kẻ lập dị “hippie” và không phải là đối tượng quảng cáo mục tiêu.  đầu năm 1985, hãng này cho ra đời với một loạt mẫu print ad với chủ đề "Perception vs. Reality" (tạm dịch: định kiến và thực tế). Ý tưởng này đã góp phần tạo thêm một khoản thu lớn từ quảng cáo bằng cách sử dụng ẩn dụ hình ảnh để cho thấy người đọc Rolling Stone điển hình thực sự là ai- khác với định kiến mọi người hay nghĩ như thế nào.

Đoạn quảng cáo miêu tả một người đàn ông với mái tóc dài bù xù, trần truồng (anh ta thậm chí còn có một hình xăm trên mông trái) đứng phía Perception (định kiến) của quảng cáo. Phía Reality (Thực tế) là một người đàn ông sang trọng và lịch lãm.

"Với thế hệ độc giả mới của Rolling Stone, thể hiện cá tính không có nghĩa là mặc trang phục lòe loẹt  trong lễ hội nhạc Rock. Trong suốt 12 tháng qua, độc giả của Rolling Stone đã mua hơn 80 triệu sản phẩm quần áo, tạo nên xu hướng và định hình các mô hình mua hàng cho những người tiêu dùng có ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Trang bán hàng của bạn sẽ thật sơ sài, trần trụi nếu như bạn không có quảng cáo trên báo Rolling Stone”

- Trích trừ đoạn quảng cáo trong ấn phẩm

Chiến dịch quản cáo này đã tạo nên bước thành công lớn cho thương hiệu. Trong một cuốn sách 2006 của họ với tựa đề “Juicing the Orange”,  Pat Fallon và Fred Senn tiết lộ rằng doanh thu ấn phẩm quảng cáo Rolling Stone đã tăng đến 47% chỉ riêng trong năm đó.

Chiến dịch này là một tác phẩm cổ điển và là một trong ba chiến dịch được yêu thích bởi giám đốc sáng tạo Martin Agency- Joe Alexander. Ông chia sẻ rằng "Tuy ý tưởng này khá đơn giản, nhưng điều tôi yêu thích nhất trong chiến dịch này là họ có thể tạo ra đến 50 phiên bản quảng cáo khác nhau. Và mỗi một phiên bản đều thực sự khác biệt, độc đáo.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu quảng cáo nổi bật nhất trong chiến dịch dưới đây:

Một yêu thích khác của Alexander là đoạn quảng cáo"Snow Plow"  của hãng ô tô Volkswagen vào năm 1964. Đoạn quảng cáo này mô tả cách người đàn ông lái xe cào tuyết lúc sáng sớm. Tuy chỉ là quảng cáo đen trắng và hầu như không có lồng tiếng, nhưng việc xây dựng và hướng của các điểm ảnh khiến Alexander bị ấn tượng bởi quảng cáo này

"Một trong những lý do tôi thích quảng cáo là đây một tác phẩm nghệ thuật thuyết phục."

 

Một quảng cáo nữa cũng được ông yêu thích đó là  "Chicken Subservient", được triển khai bởi CPB và Barbarian Group vào năm 2004 cho nhãn hàng Burger King. Alexander nói rằng, ông thấy ấn tượng về cách họ có thể khiến một doanh nghiệp vô danh lên kế hoạch truyền thông và khiến nó trở nên viral.Vậy phương thức truyền thông nào là hiệu quả nhất? Ngoài quảng cáo trên TV, print ad, hay quảng cáo radio, đó là quảng cáo trên Internet.

Hà Bùi - MarketingAI

Ảnh và bài viết theo Adweek

 
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.