Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng ứng dụng ảnh tại các nước châu Á Thái Bình Dương như thế nào?

09 Thg 12

Không thể phủ nhận một điều rằng, các ứng dụng hình ảnh và video là danh mục ứng dụng được tải xuống nhiều thứ ba trên toàn cầu vào năm 2018, tạo ra doanh thu hơn 950 triệu đô la trong cửa hàng ứng dụng (App Store). Trong nghiên cứu mới nhất cho thấy, văn hóa đóng vai trò quan trọng đến tâm lý sử dụng ứng dụng hình ảnh của người dùng. Vì vậy để tạo được chiến lược marketing hiệu quả, các nhà tiếp thị và phát triển ứng dạng cần hiểu được những yếu tố nhạy cảm trong văn hóa, khai thác đúng insight để phát triển sản phẩm gây được tiếng vang lớn với người dùng ở các thị trường khác nhau. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà ứng dụng ảnh được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, có thể là để lưu giữ hình ảnh selfie hay chia sẻ những kỉ niệm bên gia đình, người thân. Hơn nữa việc sử dụng chúng cũng thay đổi linh hoạt theo từng khu vực, quốc gia. Ở Ấn Độ, người dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng ảnh để chia sẻ ảnh với người thân, trái ngược đó thì tại Nhật Bản, người dùng lại chủ yếu sử dụng ứng dụng để chỉnh sửa ảnh. Nhằm giúp các nhà tiếp thị và phát triển ứng dụng hiểu rõ hơn về nhu cầu và xu hướng người dùng khám phá và sử dụng các ứng dụng ảnh, Google đã tiến hành khảo sát với 1.800 người dùng iOS và  Android có tần suất sử dụng ứng dụng ảnh ít nhất mỗi tuần tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Các ứng dụng ảnh đã được sử dụng như thế nào? Khi người dùng tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương không hài lòng với các ứng dụng ảnh được cài đặt sẵn trong máy với các tính năng bị hạn chế, họ sẽ có xu hướng tìm đến những lựa chọn khác thay thế. Nghiên cứu của Google phát hiện ra rằng một trong những động lực chính để người dùng sử dụng một ứng dụng ảnh  xuất phát từ nhu cầu và mong muốn cá nhân. Đa phần những ứng dụng ảnh này sẽ giúp họ lưu giữ những khoảnh khắc, những ký ức vui vẻ vì vậy người dùng luôn cố gắng chỉnh sửa và tạo ra những bức ảnh đẹp nhất, dù cho đó là ảnh chụp bản thân hay những thứ khác.  Theo khảo sát, các nước châu Á Thái Bình Dương đều sử dụng ứng dụng ảnh để: Lưu trữ khoảnh khắc đáng nhớ Chỉnh sửa khiến hình ảnh có thể thể hiện không khí rõ ràng hơn Chỉnh sửa để khiến các khoảnh khắc trở nên vui nhộn hơn Để chia sẻ hình ảnh với các nhóm bạn Để cảm thấy xinh đẹp hơn với các tỷ lệ phần trăm cụ thể như sau: Bên cạnh đó, số liệu thống kê còn cho thấy, người dùng điện thoại thường tải và sử dụng các ứng dụng chỉnh ảnh với mục tiêu nhằm tạo ra 1 bức ảnh đẹp với chất lượng tốt hơn, chủ yếu là người dân Ấn Độ (43%), Indonesia (55%) và Việt Nam (49%). Trong khi đó, 31% người dùng ở Trung Quốc và Hàn Quốc sử dụng phần mềm để tạo cho bản thân một ngoại hình mà họ mong muốn. Sự phổ biến của một ứng dụng và nhu cầu cải thiện kỹ năng chụp ảnh cũng có thể tác động tới tâm lý tìm kiếm và tải những ứng dụng ảnh mới về máy.  Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các phương tiện truyền thông góp phần tác động lớn đến tâm lý sử dụng các ứng dụng ảnh của người dùng đó là: truyền miệng và các kho ứng dụng (app store). Các phương tiện truyền thông xã hội cũng là nguồn khá nổi bật tại Trung Quốc và Indonesia, với lần lượt là 39% và 50% người dùng tại hai nước này coi mạng xã hội là nguồn khám phá các ứng dụng ảnh. Còn với người dùng tại Ấn Độ và Indonesia, người dùng thường có tâm lý dựa vào những quảng cáo trên các trang video để tìm về các ứng dụng ảnh mới.  Mọi người sử dụng ứng dụng ảnh như thế nào? Xu hướng người dùng sử dụng ứng dụng ảnh tại các nước Châu Á Thái BÌnh Dương là khác nhau và thường bị ảnh hưởng bởi thị trường và nơi sống. Có đến 76% người dùng ở Ấn Độ và 79% người dùng ở Indonesia chủ yếu sử dụng các ứng dụng ảnh để selfie, trong khi 72% người dùng tại Trung Quốc và 68% người dùng tại Việt Nam lại sử dụng chúng để chụp ảnh gia đình và bạn bè. Còn 85% người dùng Hàn Quốc và 76% người dùng Nhật Bản sử dụng các ứng dụng ảnh để chụp phong cảnh hoặc những địa danh họ đi qua.  Ở các quốc gia khác nhau người dùng sử dụng ứng dụng ảnh với mục đích riêng tuy nhiên điểm chung tại cả 6 thị trường này là người dùng đều có xu hướng sử dụng các ứng dụng ảnh để chỉnh sửa ảnh, tạo ra những bức ảnh hoàn hảo hơn dựa trên phiên ảnh gốc đã chụp. Mỗi bước chụp ảnh, lưu ảnh, chỉnh sửa ảnh đều có các ứng dụng riêng để người dùng sử dụng nhằm tạo ra 1 bức ảnh hài hòa và đẹp nhất. Đó cũng là lý do vì sao người dùng thường tải nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh khác nhau nhằm để tạo 1 hình ảnh lý tưởng. Nếu như người dùng ở Trung Quốc trung bình có tới 6 ứng dụng ảnh được cài đặt trên điện thoại thì những người dùng tại thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam thường tải về các ứng dụng ảnh mới với tần suất trung bình mỗi tháng 1 lần. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người dùng gỡ cài đặt ứng dụng ảnh? 27% người dùng ở Trung Quốc, 38% người dùng ở Ấn Độ và 42% người dùng ở Indonessia sẽ gỡ cài đặt ứng dụng nếu nó chiếm quá nhiều bộ nhớ, trong khi 29% người dùng Nhật Bản và 33% người dùng Hàn Quốc sẽ chỉ giữ lại ứng dụng đó khi họ có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Thú vị hơn, có đến 39% người dùng tại Việt Nam cho biết, họ chỉ buộc phải gỡ cài đặt ứng dụng ảnh nếu có quá nhiều quảng cáo. Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia? Người dùng tại Châu Á Thái Bình Dương rất thích các sản phẩm chứa các yếu tố đặc thù của thị trường, Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà phát triển sẽ có cơ hội thúc đẩy tương tác, dành được lòng trung thành từ các khách hàng nhờ việc cung cấp đúng các tính năng phổ biến nhất tại mỗi thị trường. Các tính năng từ các ứng dụng ảnh thị trường Trung Quốc quan tâm đó là tự động sửa ảnh, xóa khuyết điểm trên ảnh, trong khi người Ấn Độ và Indonesia thích các tính năng cá nhân hóa như biểu tượng cảm xúc hoặc nhãn dán. Các tính năng làm đẹp có phạm vi tiếp cận cao nhất tập trung ở thị trường Hàn Quốc và Việt Nam, trong khi các nhà phát triển ở Nhật Bản nên tập trung vào cả các tính năng làm đẹp và cung cấp nhiều bộ lọc hơn. Bằng cách thu thập các insight và xác định tính năng nào được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường của họ, nhà phát triển có thể tạo các ứng dụng ảnh hoàn hảo, khiến người dùng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương sử dụng và chỉnh sửa, cũng như tiếp tục chia sẻ với bạn bè và gia đình trong tương lai. Phương Thảo - MarketingAI Theo thinkwithgoogle
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.