Những sự thật bất ngờ về tên gọi của thương hiệu nổi tiếng

20 Thg 02

Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Nhưng ít ai biết ý nghĩa thực sự đằng sau những cái tên này. Sự thực là có những cái tên đình đám ra đời nhờ một lỗi đánh máy, hay chỉ từ một lời mách bảo của thần linh.

Những sự thật bất ngờ về tên gọi của những thương hiệu nổi tiếng

Pepsi được đặt tên theo thuật ngữ y tế của chứng khó tiêu

Người sáng lập Pepsi, Caleb Davis Bradham muốn trở thành một bác sĩ. Nhưng một biến cố trong gia đình đã khiến ông phải rời trường y và trở thành một dược sĩ.

Thương hiệu đầu tiên ông sáng lập, Brad’s Drink, được làm từ nước, đường, caramel, dầu chanh và hạt nhục đậu khấu. Ông tin rằng thức uống này có thể hỗ trợ tiêu hóa. Vì thế, 3 năm sau, ông đổi tên nó thành “Pepsi-Cola”, lấy từ dyspepsia, có nghĩa là khó tiêu.

“Pepsi-Cola”, lấy từ dyspepsia, có nghĩa là khó tiêu (Ảnh: Think Marketing)
>>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa tâm lý của màu sắc trong thương hiệu

Google xuất hiện nhờ một lỗi đánh máy

Cái tên Google xuất hiện trong một buổi brainstorm ở đại học Stanford. Founder Larry Page và các sinh viên của mình đã nảy ra ý tưởng về một website thông tin khổng lồ.

Một cái tên được nghĩ đến là “googolplex”, một trong những số nguyên lớn nhất. Cái tên “Google” xuất hiện khi một sinh viên đánh vần sai từ “googolplex”. Và sau đó, Page đã đăng kí cho công ty mình cái tên này.

McDonald’s được đặt theo tên 2 anh em chủ một nhà hàng burger

Founder của McDonalds’s Raymond Kroc đã gặp hai anh em Dick and Mac McDonald lần đầu tiên khi chỉ là một nhân viên bán máy pha chế sữa lắc. Anh em McDonald đã mua rất nhiều máy Multimixers của Kroc cho nhà hàng burger của mình ở San Bernardino, California. Kroc rất ấn tượng với nhà hàng này, ông quyết định trở thành đại lý của họ và thành lập chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại trên khắp Hoa Kỳ. Nhiều năm sau, ông mua lại cái tên McDonald.

Adidas không phải là từ viết tắt của “All Day I Dream About Soccer.”

Thật ra, thương hiệu may mặc này được đặt tên theo người sáng lập Adolf Dassler, ông bắt đầu làm giày sau khi trở về từ Thế chiến I. Cái tên Adidas được ghép từ biệt danh của ông, Adi, và 3 kí tự đầu tiên của tên ông.

Cái tên Adidas được ghép từ biệt danh của người sáng lập, Adi, và 3 kí tự đầu tiên của tên ông (Ảnh: Adidas)

Một vị thần đã thì thầm cái tên Rolex với nhà sáng lập thương hiệu đồng hồ này

Hans Wilsdorf, nhà sáng lập Rolex, muốn tìm kiếm một cái tên có thể nói bằng bất kì ngôn ngữ nào. “Tôi đã cố gắng kết hợp các chữ cái của bảng chữ cái theo mọi cách có thể. Tôi đã có hàng trăm cái tên, nhưng không có cái nào có vẻ hoàn hảo. Một buổi sáng, khi đang ngồi trên chiếc xe ngựa dạo quanh con đường Cheapside của thành phố Luân Đôn, một vị thần thì thầm cái tên Rolex vào tai tôi.”

Tên gốc của Zara là Zorba

Nhà hàng lập Zara Amancio Ortega ban đầu đặt tên công ty của mình theo tên bộ phim “Zorba the Greek” sản xuất năm 1964. Nhưng cái tên này không tồn tại lâu dài.

Cửa hàng Zorba đầu tiên được mở tại La Coruña vào năm 1975, vô tình gần với quán bar tên Zorba. Khi ông chủ quán bar nói với Ortega rằng thật dễ nhầm lẫn khi họ có trùng tên, Ortega đã làm xong khuôn cho các chữ cái của tên cửa hàng. Ông phải sắp xếp lại các kí tự để tạo ra một từ tương tự. Cuối cùng, cái tên Zara ra đời.

IKEA thực ra không phải là tiếng Thụy Điển

IKEA được ghép từ tên viết tắt của nhà sáng lập Ingvar Kamprad, IK, với các chữ cái đầu tiên của nông trại và ngôi làng nơi ông lớn lên ở Thụy Điển: Elmtaryd và Agunnaryd.

Starbucks được đặt tên theo một nhân vật trong “Moby-Dick”

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Seattle , nhà đồng sáng lập Starbucks Gordon Bowker đã kể câu chuyện về cái tên thương hiệu của họ. Ban đầu, họ tìm một loạt những từ bắt đầu bằng “st” vì cho rằng đây là những từ mang sức mạnh.

“Ai đó đã vô tình mang tới một tấm bản đồ cũ có những địa danh như dãy núi Cascades, núi Rainier và một thị trấn chuyên khai mỏ có tên Starbo. Ngay khi nhìn thấy cái tên Starbo, tôi nghĩ ngay tới nhân vật Starbuck trong tiểu thuyết “Moby-Dick” của nhà văn Herman Melville.” Cái tên Starbuck đã ra đời như thế.

Cái tên Starbuck ra đời một cách rất tình cờ (Ảnh: The Daily Meal)

Gap là khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ em

Cửa hàng Gap đầu tiên mở năm 1969 với các sản phẩm jean chất lượng. Tên thương hiệu mang ý nghĩa là khoảng cách thế hệ giữa người lớn và những đứa trẻ.

Häagen-Dazs nghe có vẻ rất “Đan Mạch”, nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì

Reben Mattus, một người Do Thái nhập cư vào Ba Lan, đã đặt tên công ty của mình là Häagen-Dazs để bày tỏ sự trân trọng của mình với đất nước Đan Mạch. “Quốc gia duy nhất cứu người Do Thái trong Thế chiến II là Đan Mạch. Vì vậy tôi đặt tên công ty mình bằng một từ nghe rất giống tiếng Đan Mạch. Häagen-Dazs không có ý nghĩa gì cả, nhưng âm sắc của nó rất thu hút sự chú ý.”

Nike là nữ thần chiến thắng của Hy Lạp

Nike được thành lập năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports. Đến năm 1971, nó mới được đổi tên thành Nike.

Những người sáng lập Bill Bowerman – một huấn luyện viên điền kinh, và Phil Knight – một vận động viên chạy đường dài từ Portland, muốn đặt tên thương hiệu của mình là “Dimension 6”. Người nhân viên đầu tiên của Nike, Jeff Johnson chính là người đầu tiên đưa ra cái tên này.

Amazon được đặt tên theo con sông lớn nhất thế giới

Khi Amazon ra mắt năm 1995, Founder Jeff Bezos có rất nhiều ý tưởng cho tên thương hiệu của mình. Bezos muốn gói công ty sách online của mình là Cadabra. Nhưng luật sư đầu tiên của Amazon, Todd Tarbert, đã thuyết phục ông rằng cái tên đó quá giống với “Cadaver” (xác chết).

Bezos cũng thích cái tên Relentless. Nếu bạn truy cập Relentless.com ngay bây giờ, bạn sẽ được chuyển đến website của Amazon.

Cuối cùng, Bezos đặt tên công ty mình là Amazon, lấy từ tên con sông lớn nhất thế giới, và không quên thêm hình ảnh dòng sông vào logo đầu tiên của công ty mình.

Khi Amazon ra mắt năm 1995, Founder Jeff Bezos có rất nhiều ý tưởng cho tên thương hiệu của mình (Ảnh: TechCrunch)

Under Armour dùng cách đánh vần của người Anh để có số điện thoại đẹp

CEO Kevin Plank bật mí rằng cái tên Under Armor xuất hiện rất tình cờ. Ban đầu, ông muốn đặt tên là Body Armor, nhưng ông không thể đăng kí nhãn hiệu với cái tên này. Một ngày, ông đi ăn trưa cùng anh trai mình, Bill. Bill nhìn người em của mình và hỏi “Công ty, ừm…, Under Armor, của em thế nào rồi?

Cái tên Under Armor đã xuất hiện như thế. Tuy nhiên, Plank thêm chữ U vào “Armour” để có được số điện thoại 888-4ARMOUR, thu hút hơn nhiều so với 888-44ARMOR.

Nguồn: Advertising Vietnam

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.