Những sai lầm cần tránh khi xây dựng giải pháp Digital Marketing

11 Thg 08

Digital Marketing đang dần chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp bởi tính hiệu quả cao và khả năng tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, Digital Marketing chắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp.

Để các chiến dịch Digital Marketing năm 2017 đạt kết quả tốt bạn cần lưu ý những điều sau:

Sai lầm 1: Xây dựng kế hoạch sơ sài

Trước khi rót tiền vào Digital Marketing thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kế hoạch sau: Thấu hiểu thị trường. Một doanh nghiệp cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai; các yếu tố về địa lí, nhân khẩu học của khách hàng; các kênh phân phối hiện tại và tất cả những thông tin dự báo xu hướng của thị trường (bao gồm cả sản phẩm liên quan).

Sai lầm cần tránh trong giải pháp Digital Marketing

Thực hiện phân tích sơ đồ SWOT để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp của bạn. Xác định được mục tiêu marketing chiến lược. Mục tiêu chiến lược đặt ra sẽ là tổng hợp của những nỗ lực marketing, các mục tiêu nhỏ và chỉ số KPI sẽ được sử dụng để đo lường mức độ thành công.

Xác định ngân sách. Đầu tiên phải xác định ngân sách marketing tổng thể. Sau đó, ngân sách này sẽ được phân bổ cho các kênh tiếp thị cá nhân như thế nào. Bạn cần chi tiêu một cách khôn ngoan, nhất là khi bạn có một ngân sách hạn hẹp. Ví dụ, nếu bạn cần chiến lược quảng cáo có tác dụng ngay lập tức, hãy xem xét sử dụng PPC . Khi bạn đã xây dựng cho mình một kế hoạch tốt thì nó sẽ là yếu tố cốt lõi giúp cho chiến dịch marketing của bạn có thêm cơ hội thành công

Sai lầm 2: Kỳ vọng giải pháp Digital Marketing sẽ đem lại hiệu quả tức thời

Khi thực hiện một kế hoạch Digital Marketing cho các công ty chúng ta có thể phải thực hiện nó ở nhiều quy mô, ở những mức ngân sách khác nhau thì ngay lập tức tất cả đều đem đến một kết quả như nhau. Trong hầu hết các trường hợp, mực thậm chí mực còn chưa kịp khô trên bản hợp đồng thì điện thoại và email của chúng tôi đã liên tục nhận được các câu hỏi đai loại như: “Tại sao thương hiệu chúng tôi chưa xuất hiện trên trang 1 của Google”… Ngay cả khi hiệu quả của chiến dịch được thông báo rõ ràng, Ý nghĩ cho rằng digital marketing sẽ đem lại hiệu quả ngay lập tức là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất, đặc biệt là cho các công ty mới đi vào thực hiện. Thực tế, phải bỏ ra nhiều thời gian để phát triển chiến dịch, tối ưu hóa, cải thiện nhiều mặt để đạt được kết quả mà bạn mong đợi.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì điều quan trọng là bạn phải truyền đạt được điều này với khách hàng của bạn. Dưới đây là một số mốc thời gian trung bình cho các chiến dịch

PPC (90 ngày): Thông thường chúng ta cần phải trải qua con số này để có thể kiểm tra điều chỉnh tối ưu chiến dịch tốt hơn. SEO (Search Engine Optimization): 90- 180 ngày. SEO là một trong những khía cạnh bí ẩn nhất của Digital Marketing và Google đang nắm giữ tất cả các lá bài và họ đang liên tục thay đổi các quy tắc của trò chơi. Do đó cần cố gắng thiết lập các mục tiêu có thể đạt được và quản lí các kì vọng của khách hàng trong khả năng cho phép. 90 ngày là con số khá khó, thông thường là phải cần 180 ngày, tất cả phụ thuộc vào mục tiêu xếp hạng và mức độ cạnh tranh của từ khóa mà bạn lựa chọn. Social Media: 30 ngày. Bạn nên tham gia vào các mạng xã hội để lắng nghe khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và lên lịch những nội dung mà bạn sẽ thực hiện. Truyền thông xã hội đã được thống kê thành các dữ liệu và cần được theo dõi như bất kì kênh tiếp thị nào khác. Những bài viết cần phải nhắm vào mục tiêu cụ thể, các đối tượng chính trong chiến lược quảng cáo của bạn. Phương tiện truyền thông xã hội sẽ đóng góp một phần quan trọng trong bất kì chiến lược tiếp thị nội dung nào Có rất nhiều vị dụ khác nhau về sự đa dạng của Digital Marketing, nhưng bạn cần phải nắm được điểm mấu chốt sau:

Hãy kiên nhẫn để các nhận ra được hiệu quả của các chiến dịch. Chỉ vì không thấy được kết quả trong 1,2 tuần mà làm bạn lo lắng và thay đổi chiến lược là điều không nên. Có quá nhiều lần những công ty cứ lẩn quẩn quanh việc thay đổi chiến lược mà không bao giờ xác định được yếu tố mấu chốt mang lại hiệu quả là gì

Sai lầm 3: Không phân tích kỹ càng

Làm bất cứ chuyện gì bạn cũng cần phải phân tích, tính toán rõ ràng. Digital marketing không còn là một cái gì đó vô hình nữa, nơi không ai biết số tiền được chi ra đã đem lại những kết quả như thế nào. Với sự ra đời của phần mềm phân tích mới, mỗi đồng đô la, mỗi lượt xem, mỗi nhấp chuột có thể được theo dõi và phân tích. Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có đủ nguồn lực để phân tích chính xác các dữ liệu này hay không.

Là chủ doanh nghiệp, người quản lý hoặc nhân viên tiếp thị thì đó là trách nhiệm của bạn khi thông báo về công ty số tiền mà bạn đang chi tiêu cho ngân sách tiếp thị của mình. Ngay cả khi bạn đã thuê ngoài hoặc tập huấn một đội ngũ nhân viên ngay trong công ty, làm thế nào để bạn biết rằng họ có đủ điều kiện hoặc thực hiện theo tiêu chuẩn tối ưu chưa?

Thậm chí nếu một thương hiệu đang làm việc với một agency, các bên liên quan phải nhận thức và làm chủ được các điểm dữ liệu quan trọng. Ví dụ, nếu bạn đang chạy các chiến dịch PPC, bạn nên biết làm thế nào để đăng nhập vào Adwords và kiểm tra lịch sử tài khoản và có thể theo dõi các thay đổi thông số cho tài khoản. Điều này nên được thực hiện với bất kì hình thức digital marketing nào. Biết các điều khoản, KPI và thực hành chúng một cách tốt nhất. Số lượng tài liệu học tập miễn phí trên mạng là vô tận. Nếu bạn không có thời gian thì bạn nên tìm một người nào đó. Thuê một nhà tư vấn để chạy kiểm toán mỗi tháng và giúp loại bỏ các công việc không đủ tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài. Nó cũng sẽ giữ cho agency của bạn và nhân viên của họ biết có một người nào đó có đủ chuyên môn để kiểm tra công việc của họ.

Nguồn: Mobiwork

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.