Mùa lễ hội cuối năm: Xu hướng bán hàng nào được ưa chuộng sau khủng hoảng COVID?-19?

11 Thg 09

Đại dịch Corona là một đòn giáng chí mạng vào nền kinh tế thế giới. Thị trường đảo lộn, xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi. Tuy nhiên, hầu hết những người mua sắm thường không yên tâm với loại hình thức này. Các nhà bán lẻ truyền thống và trực tuyến nói chung cần làm gì để giữ chấn người tiêu dùng trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19?

Kịch bản nào cho mùa lễ hội sau đại dịch? 

Nhiều người băn khoăn rằng, trong mùa lễ hội cuối năm 2020 tới, liệu người tiêu dùng sẽ quay trở lại mua sắm ở các cửa hàng như trước hay vẫn sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến?

Mary Meeker (từng là nhà phân tích về internet của công ty Morgan Stanley và hiện đang điều hành quỹ đầu tư Kleiner Perkins Caufield & Byers) cũng đặt ra câu hỏi: liệu bao nhiêu % các nhà bán lẻ truyền thống sẽ chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến. Cuộc chiến giữa “brick and mortar" (những cửa hàng tạp hóa, cửa hàng xăng dầu, bán quần áo) và "e-commerce"(thương mại điện tử) sẽ còn kéo dài đến bao giờ?

Ảnh: ichef.bbci

Quả thật, việc các nhà bán lẻ truyền thống phải làm thế nào để cạnh tranh trong cuộc chiến với Amazon và các nhà bán lẻ điện tử khác vẫn là một dấu hỏi lớn. Nếu như trước đây, hai kênh phân phối này đều hoạt động riêng biệt thì bây giờ, các cửa hàng và nền tảng thương mại điện tử đã có thể hỗ trợ lẫn nhau bằng việc tích hợp nhiều phương thức thanh toán. Ví dụ khách hàng có thể chọn và xem hàng online rồi mua hàng ở các cửa hàng truyền thống.

Người ta đưa ra tình huống giả định rằng, nếu tất cả các hoạt động mua sắm trong dịp lễ sẽ diễn ra trực tuyến, các cửa hàng đóng vai trò hạn chế hoặc thứ yếu thì rõ ràng, kịch bản lúc này sẽ lật ngược hoàn toàn so với những năm trước. Tuy nhiên, không ai nói trước được bất cứ điều gì. Ngay cả khi phần lớn việc mua hàng diễn ra trực tuyến, sự hiện diện của các cửa hàng truyền thống cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của người tiêu dùng.

Liệu ngày hội mua sắm Prime Day có đánh bại Cyberweek?

Cyberweek hay còn gọi là Cyber Monday là một cụm từ được dùng để chỉ ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày Black Friday khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Mỹ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Còn Prime Day là ngày hội mua sắm trực tuyến được tổ chức trên nền tảng thương mại điện tử Amazon.

Rõ ràng rằng, nếu hai ngày hội mua sắm này diễn ra trực tuyến, các nhà bán lẻ sẽ có nhiều bất lợi. Bởi sau khủng hoảng đại dịch, người mua đã có khả năng ý thức về ngân sách. Họ chọn lựa kỹ càng hơn, chi tiêu ít "bốc đồng" hơn so với các năm trước.

Một cuộc khảo sát của Numerator với 2.000 người dân trong ngày lễ  "Labor day" (ngày lễ Lao động) dự đoán về hành vi mua sắm trong dịp lễ sắp tới cho thấy, 49% người tiêu dùng cho biết họ sẽ hạn chế các khoản thu chi hơn năm ngoái. Chỉ có 6% dự kiến vẫn sẽ chi tiêu mua sắm nhiều hơn.

Khảo sát các địa điểm yêu thích của người tiêu dùng

Việc người tiêu dùng mua sắm "dè chừng" trong các khoản chi tiêu khiến các nhà bán lẻ cần phải cân nhắc đến các chiêu thức giữ chân họ nhiều hơn như giao hàng miễn phí, giảm giá mạnh để thu hút khách. Tuy nhiên, cách làm này có vẻ không đủ sức hấp dẫn nữa bởi họ đã giảm giá trong nhiều tháng xảy ra COVID để thúc đẩy doanh số. Vì vậy người tiêu dùng có thể cần nhiều ưu đãi hơn, quyền lợi hơn nữa.

Trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ điện tử về khả năng hiển thị ở cả đầu và cuối kênh cũng được thể hiển rõ. Các doanh nghiệp sẵn sàng tìm kiếm bất kỳ lợi thế nào để vượt lên đè bẹp đối thủ. Theo dữ liệu của IAB, Google và Facebook có thể sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp từ cuộc chiến quảng cáo kỹ thuật số này.

Black Friday hay Cyber Monday và các ngày lễ mua sắm khác có khả năng sẽ "ảm đạm" hơn thường thấy bởi lượng người mua giảm. Tháng 10 này, Amazon Prime Day cũng sẽ khởi động tuần lễ mua sắm. Điều đó cũng có nghĩa, các đối thủ cạnh tranh cũng phải sẵn sàng bước vào cuộc đua bất cứ lúc nào. Ngày lễ Cyberweek truyền thống cũng có khả năng bị "lép vế" nếu người tiêu dùng đã mạnh tay mua sắm cho các sự kiện lễ hội trước đó.

>> Xem thêm: Marketing ngành F&B: “Thiên biến vạn hóa” cùng TikTok

Vì sao người tiêu dùng lại sợ quay trở lại các cửa hàng bán lẻ truyền thống? 

Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng đa quốc gia từ công ty marketing Mood Media, gần một nửa cho biết họ bày tỏ lo sợ về việc mắc phải COVID khi mua sắm ở trong cửa hàng.

Tại Mỹ, nhu cầu tiêu dùng gia tăng đi cùng với sự lo lắng khi dịch bệnh vẫn trong giai đoạn căng thẳng. Trong khi ở những quốc gia khác - nơi đại dịch đã lắng xuống, người tiêu dùng đang dần quay trở lại các cửa hàng. Cuộc khảo sát của Mood Media cho thấy 71% người được hỏi trên toàn cầu cho biết giờ đây họ cảm thấy thoải mái khi đi mua sắm trực tiếp. Điều này cho thấy họ rất tin tưởng vào các biện pháp phòng ngừa an toàn dịch bệnh tại các cửa hàng.

Ảnh: silverbirdtv

Cuộc khảo sát chỉ ra: 67% người mua sắm toàn cầu đã quay trở lại các cửa hàng bán lẻ; con số này ở Mỹ là 60%. Điều này dường như mâu thuẫn với các dữ liệu khảo sát ở trên. Chỉ 10% cho biết họ “sẽ không bao giờ quay lại” thói quen mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống sau khi đại dịch kết thúc.

Một phần lớn người tiêu dùng Mỹ vẫn bày tỏ sự lo lắng khi mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ. Một cuộc khảo sát vào cuối tháng 8 của Morning Consult cho thấy chỉ có 36% người tiêu dùng sẵn sàng đến trung tâm mua sắm trong 2 - 3 tháng tới. Và tình trạng ảm đạm này sẽ còn kéo dài nếu người tiêu dùng vẫn chưa hết nối lo ngại về an toàn dịch bệnh.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, người tiêu dùng thích mua sắm tại các cửa hàng thực hơn (bao gồm cả GenZ).

Trong đó, người tiêu dùng đánh giá cao: Khả năng chạm, cảm nhận và dùng thử sản phẩm: 47%; Thuận tiện khi mua nhà ngay lập tức: 47%; Khả năng tìm và khám phá những sản phẩm mới: 36%.

Đồng thời, 62% người mua sắm có nhiều khả năng mua hàng qua thương mại điện tử hơn nếu họ được phép trả lại hàng tại một cửa hàng địa phương.

Đây là điểm mấu chốt và là nguồn lợi cho các nhà bán lẻ truyền thống kết hợp bán hàng trực tuyến. Ví dụ như Target và BestBuy đã báo cáo mức tăng trưởng thương mại điện tử kỹ thuật số gấp ba lần trong quý II năm nay.

Người tiêu dùng thích mua sắm tại các cửa hàng thực hơn

BOPIS – mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng

Ngoài thương mại điện tử trực tiếp, người mua sắm có xu hướng tìm kiếm sản phẩm online trước để giúp giảm thiểu thời gian chọn lựa khi đến cửa hàng. Hình thức BOPIS – Buy Online, Pick up In-Store (mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng) mang lại sự hài lòng lớn cho người tiêu dùng hơn là việc mua sắm online đơn thuần. Người mua hàng có thể nhận được sản phẩm ngay tại nơi gần chỗ họ ở mà không cần tốn thời gian giao hàng, chờ đợi, kiểm tra hàng phức tạp.

Công ty công nghệ Bazaarvoice đã chỉ ra trong một báo cáo cho thấy người tiêu dùng hiện đang thích thú hơn vào việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng địa phương cho dù cửa hàng đó tích hợp bán cả online và offline. Nó cũng phản ánh rằng internet đang đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong việc mua sắm ngoại tuyến hơn bao giờ hết. Hình thức nghiên cứu trực tuyến - mua ngoại tuyến (ROBO) lên ngôi. Không chỉ tiện lợi về nhiều mặt, người tiêu dùng còn có thể check kho trước khi mua.

Ảnh: s.marketwatch

Vào năm 2019, theo một cuộc khảo sát do Google tài trợ, 46% người mua sắm đã xác nhận hàng tồn kho trực tuyến trước khi đến cửa hàng. Google cũng báo cáo rằng cụm tìm kiếm từ “còn hàng” đã tăng hơn 70% trong tháng tư.

Trong tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, người tiêu dùng lý giải rằng họ không muốn lãng phí thời gian hoặc ghé thăm các cửa hàng nếu không có cơ hội tìm thấy thứ họ đang tìm kiếm. Đó là lý do tại sao dữ liệu cho phép check hàng tồn kho lại là một yếu tố tạo ra sự khác biệt giúp các nhà bán lẻ địa phương có lợi thế hơn các nhà bán lẻ điện tử.

Local Ads và hàng "trưng bày"

Quảng cáo hiển thị hình ảnh trên điện thoại di động dựa trên vị trí cũng tạo ra lượt ghé thăm cửa hàng và đẩy mạnh bán hàng thương mại điện tử.

Một nghiên cứu năm 2019 của Numerator và GroundTruth đã báo cáo rằng 66% những người tiếp xúc với các chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh dựa trên vị trí cuối cùng họ đã mua hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến. Khoảng 28% trong số đó đã mua hàng từ đối thủ cạnh tranh trực tuyến hoặc tại cửa hàng. Và 94% đã mua hàng trực tiếp tại cửa hàng họ vừa tới.

Điều thú vị của khảo sát trên chỉ ra rằng, khả năng mua hàng trực tuyến từ nhà bán lẻ này cao hơn 25% so với những chiến dịch không được hiển thị quảng cáo. Nói cách khác, hình thức quảng cáo Local Ads cũng góp phần tạo ra doanh số bán hàng trực tuyến.

Điều này minh họa mối quan hệ phụ thuộc và cộng sinh lẫn nhau của các cửa hàng truyền thống và thương mại điện tử. Người tiêu dùng ngày càng không biết về việc họ mua hàng trực tuyến hay mua tại địa phương. Nhưng dẫu sao thì, sự có mặt của các cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phương trình này.

Sự hiện diện của các cửa hàng thực giúp người tiêu dùng tự tin mua hàng trực tuyến, sau đó họ có thể quay lại shop nếu cần. Và trong bối cảnh sau đại dịch COVID, người bán có thể coi các cửa hàng là “phòng trưng bày” và nơi thực hiện giao dịch trực tiếp. Người tiêu dùng có thể chạm và cảm nhận hoặc chọn sản phẩm cuối cùng sau khi họ xem hàng trực tuyến. Hình thức này được dự đoán vẫn tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo searchengineland

>> Có thể bạn chưa biết: Google công bố những cập nhật mới hỗ trợ nhà bán lẻ trước mùa lễ hội cuối năm

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.