Chuỗi giá trị là gì? 5 bước xây dựng mô hình value chain thành công

10 Thg 06

Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều sự biến đổi, cạnh tranh khốc liệt về chi phí, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình....

Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều sự biến đổi, cạnh tranh khốc liệt về chi phí, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những phương án được sử dụng rộng rãi nhất là áp dụng mô hình chuỗi giá trị vào chiến lược kinh doanh và marketing. Vậy chuỗi giá trị là gì? Làm cách nào để xây dựng hiệu quả mô hình chuỗi giá trị? Tất cả sẽ được Marketing AI giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Chuỗi giá trị là gì?

Chuỗi giá trị là một mô hình kinh doanh mà trong đó thương hiệu sẽ đặc tả cụ thể quy trình với những hoạt động chức năng tạo ra lợi ích, giá trị nhất định cho sản phẩm, dịch vụ. Các công việc này bao gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị, bán hàng. Mục tiêu cốt lõi của chuỗi giá trị là tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu bằng cách cung cấp sản phẩm có chất lượng cao với mức giá tốt nhất thị trường. 

chuỗi giá trị là gì

Chuỗi giá trị là gì

>>>Xem thêm: Supply Chain là gì? Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao?

Ví dụ về chuỗi giá trị

Mô hình chuỗi giá trị của Grab

Trước năm 2014, thị trường vận tải của Việt Nam chịu sự chi phối chủ yếu của các hãng taxi như Mai Linh, VinaSun và chưa có bất kỳ đối thủ nào. Vào cuối tháng 2/2014, Grab chính thức du nhập vào Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại thông qua ứng dụng trực tuyến thông minh. Một trong những bước đột phá lớn giúp Grab chinh phục thành công thị trường Việt Nam là xây dựng mô hình chuỗi giá trị, mang đến nhiều tiện ích, giá rẻ cho khách hàng mà không một hãng taxi nào có thể cạnh tranh được. Việc xác định chính xác hoạt động trong chuỗi giá trị giúp Grab có kế hoạch phân bổ nguồn lực, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tối ưu chi phí, v.v hiệu quả để trở thành đơn vị vận chuyển lớn hàng đầu hiện nay.

Grab xây dựng thành công mô hình chuỗi giá trị và đạt được hiệu quả kinh doanh vượt bậc

mô hình chuỗi giá trị của grap

Mô hình chuỗi giá trị của grap

Lợi ích của chuỗi giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp?

Xây dựng chuỗi giá trị là giải pháp kinh doanh mà nhiều thương hiệu hướng đến vì nó tạo ra được những lợi ích phát triển như:

  • Tối đa hóa lợi nhuận công ty nhờ việc cắt giảm tối đa các hao phí, chi phí vận hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận đáng kể 
  • Thấu hiểu tâm lý và kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ để đưa ra các cải tiến, nâng cao sản xuất hiệu quả, chính xác nhất 
  • Phân bổ công việc, nhiệm vụ xuống các phòng ban, cá nhân phù hợp với năng lực làm việc, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của công ty. 

Chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng tốt hơn

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Bước 1: Xác định các hoạt động trong chuỗi giá trị

Đây là bước nền tảng giúp thương hiệu xác định được sản phẩm cuối đưa đến tay người dùng là gì. Bạn cần có kế hoạch cụ thể nhất về các công việc chính cũng như các hoạt động bổ trợ. 

Bước 2: Lập kế hoạch chi phí

Để tính toán và dự trù được các khoản lợi nhuận có thể đạt được, doanh nghiệp phải lên kế hoạch tính toán sự tăng, giảm của chi phí phát sinh. Đó có thể là chi phí cố định hoặc không cố định bao gồm chi phí thuê mặt bằng, tiện ích, lương nhân viên, chi phí vận hành, sản xuất, v.v.

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Bước 3: Lợi ích có giá trị cho khách hàng

Khi khách hàng cảm nhận được những giá trị to lớn có thể nhận được từ thương hiệu, họ sẽ có mong muốn ủng hộ và lựa chọn chọn. Từ đó, công ty có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất lợi nhuận và nâng cao doanh số bán hàng. Hiểu rõ hành vi mua sắm và mong muốn của người dùng chính là chìa khóa để bạn bạn đưa ra các chiến lược truyền thông, bán hàng hiệu quả nhất. 

Việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng cần tuân thủ theo quy trình 5 bước để đạt hiệu quả tốt nhất

Bước 4: Phân tích đối thủ

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là phương châm kinh doanh của nhiều công ty trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Dưới đây là một số cách giúp bạn thấu hiểu và xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ:

  • So sánh và đối chiếu về quy trình vận hành của doanh nghiệp với đối thủ để biết cách thực hiện, tối ưu công việc của họ ra sao
  • So sánh và đối chiếu về chiến lược truyền thông, bán hàng của đối thủ để biết cách tiếp cận và chinh phục khách hàng thành công hơn
  • So sánh và đối chiếu các thành tích doanh thu, hiệu quả social media, mức độ hài lòng của khách hàng, v.v. 

Bước 5: Tìm ra lợi thế cạnh tranh

Từ mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể hình dung rõ nét về chi phí và lợi ích tương xứng trong từng hoạt động của mình. Qua đó, bạn sẽ tiếp tục phân tích và tìm ra năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất:

  • Chi phí: Nếu chi phí là yếu tố cạnh tranh chính thì bạn cần tối ưu khoản này trong mô hình chuỗi giá trị bằng cách cắt giảm hao phí, tối ưu hoạt động nhằm đạt hiệu suất cao nhất. 
  • Khác biệt hóa: Nếu doanh nghiệp chọn khác biệt hóa để cạnh tranh trên thị trường thì bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức vào hoạt động R&D, định vị thương hiệu, sản phẩm, nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm cho khách hàng. 

Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Khác biệt cơ bản nhất giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là chức năng và vai trò mà mỗi loại mang lại đối với hoạt động kinh doanh. Mô hình chuỗi giá trị là tập hợp những công việc có khả năng tạo ra hoặc nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, chuỗi cung ứng là sự liên kết các nhiệm vụ từ bước sản xuất đến khi ra thành phẩm cuối cùng đưa đến tay khách hàng.

Mục tiêu chung của cả 2 mô hình này là mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm có giá trị tốt với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau rõ nét như:

Sự khác biệt giữa Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng

Ý tưởng

  • Chuỗi giá trị: Ý tưởng của chuỗi giá trị xuất phát từ việc quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp 
  • Chuỗi cung ứng: Ý tưởng của chuỗi cung ứng đến từ việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự thống nhất hoàn chỉnh nhất.

Hoạt động

  • Chuỗi giá trị: Chủ yếu tập trung vào vấn đề cung cấp và nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ
  • Chuỗi cung ứng: Thường tập trung vào hoạt động vận chuyển sản phẩm từ địa điểm này sang địa điểm khác. 

Mục tiêu

  • Chuỗi giá trị: Thiết lập và nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp 
  • Chuỗi cung ứng: Mang lại sự tiện lợi, nâng cao trải nghiệm mua sắm và sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của marketing trong chiến lược quản trị chuỗi cung ứng

Tạm kết:

Qua việc tìm hiểu về mô hình chuỗi giá trị là gì có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả chi phí hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn. Hãy vận dụng linh hoạt, thông minh thì bạn sẽ nhận giá trị lợi nhuận cao nhất.

Ngọc Cẩm - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.