Khi sự thay đổi logo làm mất đi giá trị nguyên bản của thương hiệu

14 Thg 02

Liệu người tiêu dùng sẽ thay đổi quan điểm về thương hiệu như thế nào khi doanh nghiệp quyết định thay đổi logo. Zara đã trải qua trải nghiệm này gần đây khi cơ quan Baron & Baron - được thành lập bởi nhà thiết kế người Pháp đáng kính Fabien Baron - đã thiết kế lại dấu ấn của mình. Tuy nhiên, cư dân mạng trở nên náo loạn bởi mẫu logo đẹp mới của Zara nhìn không khác gì "một thương hiệu hàng Quảng Châu"

Khi sự thay đổi logo làm mất đi giá trị nguyên bản của thương hiệu

Zara

Những túi giấy shopping màu xanh đậm với nét chữ viết quen thuộc giống như biển quảng cáo di động mini của Zara đã trở nên in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Logo cũ, với chữ serif cách đều nhau - và nay được thiết kế lại để nét chữ gần nhau hơn - đã bị cư dân mạng ví von với hàng Quảng Châu cao cấp.

Nhà thiết kế người Pháp Fabien Baron là một bậc thầy về typography, ông đã từng kết hợp trên các tạp chí như Harper, Bazaar và Vogue Pháp, cũng như các thương hiệu xa xỉ Dior, Coach và Bottega Veneta, vì vậy, có lẽ, ông biết mình phải làm gì với thương hiệu Zara.

(Ảnh: Branding in Asia)
>>> Xem thêm:  Quy tắc brainstorm để sáng tạo ra mẫu logo hoàn hảo

The Gap

Thay đổi logo thường gây ra một số tranh cãi trong số người tiêu dùng. Ví dụ có thể kể đến như thương hiệu The Gap, vào năm 2010 đã buộc phải từ bỏ logo mới sau sự phản đối của người hâm mộ. Theo Advertising Age, logo mới nằm trong những gợi ý của agency Laird & Partners sau khi một vụ xả súng giữa ba cửa hàng. Bill Chandler, phát ngôn viên của Gap, đã thừa nhận logo là một bước đi sai lầm trong chiến lược của thương hiệu.

Ngày nay, Gap vẫn giữ nguyên logo ban đầu của mình, với các nét chữ serif thanh lịch vẫn được giữ nguyên.

(Ảnh: Branding in Asia)

Burberry

Burberry đã cho ra mắt logo với kiểu chữ mới sans-serif táo bạo được tạo ra bởi huyền thoại thiết kế đồ họa người Anh Peter Saville. Báo chí thời trang đã đưa ra lời khen ngợi một cách khá hời hợt, nhưng phản ứng của người dùng với logo mới của Twitter hoàn toàn không tốt. Một người đã nhận xét rằng cuộc đại tu đã lấy đi phong cách, di sản và sự hấp dẫn trực quan của logo cũ.

(Ảnh: Branding in Asia)

Calvin Klein

Trong một động thái ít gây tranh cãi hơn, năm 2017 Saville đã tinh chỉnh logo Calvin Klein từ kiểu chữ thường thành kiểu chữ hoa. Sự thay đổi rất tinh tế và nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ người tiêu dùng của thương hiệu.

(Ảnh: Branding in Asia)

Kết

Xây dựng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng cần có thời gian, công sức và tiền bạc của thương hiệu. Việc cố gắng làm mới thương hiệu một cách giả tạo khiến doanh nghiệp trở nên kém thu hút hơn trong lòng khách hàng tiềm năng. Do đó, trước khi quyết định thay đổi logo, doanh nghiệp cần chắc chắn về lý do của sự thay đổi.

Nguồn: Branding in Asia

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.