Google đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp bán lẻ để khôi phục sau đại dịch Covid-19

20 Thg 07

Trong nửa đầu năm 2020 này, cả thế giới đã phải chứng kiến một sự kiện chấn động toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách sống của cả nhân loại, đặc biệt là về khía cạnh mua sắm. Giờ đây có tới một nửa người tiêu dùng trên toàn cầu chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn, vậy câu hỏi đặt ra ở đây chính là: Liệu hành vi này sẽ còn tiếp tục diễn ra ở các khu vực trên thế giới, kể cả khi các lệnh cách ly và phong tỏa đã được nới lỏng, cũng như các cửa hàng đã mở cửa hoạt động trở lại? 

Một nghiên cứu mới đây tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng: 53% những khách hàng mua sắm trực tuyến từ trước vẫn sẽ tăng tần suất cho thói quen này hậu đại dịch, còn 38% là những người không mua sắm trực tuyến trước đại dịch nhưng sẽ chuyển ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến.

Lý do mua sắm trực tuyến bùng nổ mạnh như này đến từ chính sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử. Nó đã tạo ra một cách “chuyển đổi mới” đồng thời vẫn duy trì được tỷ lệ hoạt động rất cao sau đại dịch Covid-19. Để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ thích nghi được với những nhu cầu, mong muốn mới của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến thì mới đây, Google đã cho ra mắt một cuốn cẩm nang hướng dẫn, chứa đựng các lời khuyên và chia sẻ những thông tin, số liệu, Insight và các biện pháp thực tiễn. Cuốn cẩm nang này cung cấp một lộ trình để giúp các Marketer gặp gỡ khách hàng tiếp theo của họ ở mỗi bước trong hành trình bán lẻ của họ.

1. Dễ dàng được người dùng khám phá và tìm kiếm

Mỗi ngày có tới hàng trăm triệu lượt người dùng truy cập vào Google để tìm kiếm, khám phá và mua sắm những sản phẩm mà họ quan tâm. Trong xã hội ngày nay, quá trình mua hàng của người tiêu dùng không còn đi theo một đường thẳng mà nó liên tục thay đổi. Khách hàng sẽ liên tục chuyển qua lại giữa việc tìm kiếm, xem video, trao đổi với bạn bè người thân để giới hạn các lựa chọn xuống các sản phẩm hoàn hảo nhất và tìm ra thương hiệu đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ. Với các Marketer, thách thức ở đây chính là làm thế nào để sản phẩm của mình xuất hiện vào đúng thời điểm, đồng thời truyền tải được những trải nghiệm cá nhân, phù hợp mà khách hàng mong đợi. 

Khách hàng không chỉ tìm đến sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm Google, họ còn tìm kiếm nguồn cảm hứng khi lướt xem bảng tin trên Google, xem các video trên YouTube hoặc kiểm tra hòm thư trong Gmail. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 75% khách hàng trên toàn cầu sử dụng các sản phẩm của Google (Google Search, Google Maps, YouTube) trong tuần vừa qua để hỗ trợ việc mua sắm của họ. Yếu tố Digital (kỹ thuật số) đang phát triển mạnh mẽ trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Một thống kê đã chỉ ra rằng có tới 82% người dùng Internet ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet trong tháng vừa qua.

2. Xây dựng thương hiệu của bạn

Sự sáng tạo trong quảng cáo vẫn là yếu tố quan trọng nhất để thu hút khách hàng trong một chiến dịch hiệu quả. Vì sao ư? Bởi vì có hơn 50% người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực sử dụng YouTube để tìm hiểu thêm về một thương hiệu, sản phẩm hoặc doanh mục sản phẩm cụ thể. Chính vì vậy, các thương hiệu cần bắt đầu tìm đến định dạng nội dung video nếu muốn tiếp cận tới lượng khách hàng, cũng như tạo ra nhận thức cho thương hiệu. 

Một thương hiệu cần phải kể được câu chuyện của mình. Vì vậy nó không chỉ quan trọng với các thương hiệu phải xuất hiện trong các lần tra cứu mà còn phải tạo ra những giá trị thực sự, vừa phải mang ý nghĩa vừa phải nổi bật. Một khảo sát đã chỉ rằng, 51% khách hàng trên toàn cầu sử dụng Google để khám phá hoặc tìm ra những thương hiệu mới.

Không chỉ vậy, thương hiệu khi sử dụng định dạng nội dung video thì có thể kết nối và khơi nguồn cảm hứng cho khách hàng. Trong một thế giới của các khoảng chú ý hạn chế, điều quan trọng là tạo quảng cáo video thu hút người tiêu dùng. Như đã nói ở trên, có hơn 50% người tiêu dùng sử dụng YouTube để tìm hiểu thêm về một thương hiệu, sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm cụ thể, bất kể họ xem video dạng hướng dẫn, video “đập hộp” sản phẩm hay những nội dung từ các Influencer. 

Không chỉ vậy, thương hiệu hay sản phẩm của bạn cần trở thành lời giải đáp khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên Google. Vì vậy, doanh nghiệp có thể định vị khách hàng của mình vào đúng thời điểm, với đúng quảng cáo và nội dung bằng cách sử dụng Dynamic Search Ads. Tính năng này sẽ tự động hóa tìm kiếm của bạn cho khách hàng mới, cho phép bạn tìm thấy nhiều khách hàng có nhiều khả năng nhấp vào với chi phí thấp hơn.

Để thương hiệu nâng cao được nhận thức và khả năng hiện diện của mình, hãy tạo ra một chiến dịch Google Ads sử dụng nhận thức thương hiệu và mục tiêu tiếp cận. Sau đó doanh nghiệp cần đo lường mức độ thành công bằng cách giám sát các số liệu phù hợp:

  • Lượt xem: Có bao nhiêu khách hàng thực sự nhìn thấy quảng cáo của bạn?
  • Tần suất và độ tiếp cận: Độ tiếp cận là số lượng khách ghé thăm mà quảng cáo hay chiến dịch video đó xuất hiện trước mắt nó. Tần suất là số lần trung bình mà quảng cáo đó xuất hiện trước mắt khách hàng trong một thời gian nhất định
  • Brand Lift (mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu): Các nghiên cứu về Brand Lift sẽ sử dụng khảo sát để đo lường phản ứng của người xem đối với nội dung, thông điệp hoặc sản phẩm trong quảng cáo video của bạn

3. Thu hút khách hàng mới

Google được xem là công cụ cực kỳ hữu ích để doanh nghiệp tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng mới. Bởi lẽ theo một khảo sát, có tới 47% khách hàng nói rằng họ sẽ tìm đến Google trước khi mua sản phẩm gì mới. 

Tạo ra những video thúc đẩy hành động

Doanh nghiệp cần chuyển đổi những lần khám phá của khách hàng trở thành ý định mua hàng. Nền tảng quảng cáo tương tác có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng tới con số 47% khách hàng vừa được đề cập ở trên. Với định dạng quảng cáo video, hãy biến chúng thành những video kích thích khách hàng thực hiện hành động bằng cách bổ sung các CTA (Lời kêu gọi hành động) ấn tượng, phần tiêu đề nội dung bắt mắt. Thêm hình ảnh sản phẩm hấp dẫn để làm cho quảng cáo của bạn lôi kéo được người mua và tối ưu hóa cho mục tiêu của bạn.

Với Vietjet Air - hãng hàng không thuộc sở hữu tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, Google Search (tìm kiếm trên Google) đã là một nền tảng chính đóng góp vào doanh thu bán hàng trực tuyến của họ. Để tìm cách phát triển kinh doanh các chuyến bay nội địa, Vietjet Air đã sử dụng TrueView for action để bổ sung cho quảng cáo Tìm kiếm, thúc đẩy + 150% chuyển đổi (lượt đặt chuyến bay) với chi phí tổng hợp giảm 54% (mỗi lần đặt chuyến bay).

Tưởng tác với khách hàng mới qua Google feeds với Discovery Ads

Người tiêu dùng đang tìm kiếm các thương hiệu và sản phẩm mới giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn và họ thực hiện điều này ngay khi đang lướt feed (nguồn cấp dữ liệu) được cá nhân hóa của họ.

Quảng cáo Discovery có thể giúp bạn thúc đẩy hành động với tối đa 2,6 tỷ người tiêu dùng trong các nguồn cấp dữ liệu trên YouTube, Discover và Gmail. Thông qua quảng cáo Discovery, Lotte Hotel & Resort tại Hàn Quốc đã có thêm khách hàng tiềm năng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Họ đã tăng 25% chuyển đổi và 370% lưu lượng truy cập trang web.

>> Xem thêm: 5 mẹo giúp tối ưu hóa chiến dịch Google Ads

Tìm kiếm thương hiệu và sản phẩm dễ dàng hơn với Showcase Shopping Ads

Không chỉ vậy, Google còn hỗ trợ để người dùng Internet có thể tìm thấy và khám phá thương hiệu, sản phẩm của bạn một cách dễ dàng với định dạng quảng cáo Showcase Shopping. Với định dạng quảng cáo này, doanh nghiệp có thể nhóm các lựa chọn sản phẩm và hiển thị chúng để quảng bá về thương hiệu. Một thống kê cho thấy 85% lưu lượng truy cập đến từ quảng cáo Showcase Shopping đều là những khách hàng mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các chiến dịch Smart Shopping cho việc đấu giá tự động và đặt quảng cáo, qua đó quảng bá được sản phẩm và tối ưu hóa tới những khách hàng mới. Khi sử dụng Smart Shopping, tỷ lệ chuyển đổi trung bình của doanh nghiệp đã có sự cải thiện hơn 30%.

Để sử dụng hai định dạng quảng cáo này, doanh nghiệp chỉ cần tải sản phẩm của mình lên Merchant Center, đồng thời liên kết tài khoản Google My Business với tài khoản Merchant Center để hiển thị thông tin cửa hàng trên các dịch vụ của Google. Dưới đây là mô phỏng khả năng hiển thị của định dạng quảng cáo Shopping trên khắp các ứng dụng của Google.

Cải thiện hiệu suất chiến dịch với Responsive Ads

50% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiếp cận và tìm ra một thương hiệu, sản phẩm mới thông qua tìm kiếm. Sử dụng quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (responsive search ads) để tương tác với những tìm kiếm đó qua những quảng cáo linh hoạt và được cá nhân hóa.

Thúc đẩy khách hàng sử dụng ứng dụng qua App Campaigns

Nếu doanh nghiệp của bạn phát triển ứng dụng, bạn có một ứng dụng cho doanh nghiệp của mình, hãy sử dụng Google App Campaigns để đưa ứng dụng của bạn tới tay người tiêu dùng và đạt được những số liệu thành công trong suốt vòng đời sản phẩm. Sử dụng App Campaigns for Install (Chiến dịch ứng dụng cho Cài đặt) với chiến lược đặt giá thầu phù hợp để tìm người dùng có khả năng thực hiện một hành động mong muốn (ví dụ: cài đặt ứng dụng, đăng ký, giao dịch).

75% người dùng điện thoại thông minh đã tải xuống một ứng dụng và bỏ quên nó trên điện thoại của họ, sử dụng App Campaigns để cải thiện khả năng giữ chân người dùng và gia tăng  doanh số.

Feed (Nguồn cấp dữ liệu) trong App Campaigns là cơ hội để liên kết feed của sản phẩm tới Chiến dịch ứng dụng của bạn (để cài đặt / tương tác) để tiếp cận nhiều người dùng hơn và phục vụ quảng cáo động (dynamic ads) được tùy chỉnh với nội dung trong ứng dụng.

Remarketing trên mọi "mặt trận" Google

Sau khi doanh nghiệp tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch thương hiệu của mình, bước tiếp theo chính là xây dựng danh sách khách hàng remarketing (tái tiếp thị) để tái tương tác với khách hàng, đồng thời chuyển đổi tất cả những lượt khám phá thương hiệu thành ý định mua hàng. Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc gắn thẻ trang web cho hoạt động remarketing. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất để kết nối với những người mua hàng này trên Google thông qua:

  • Remarketing tiêu chuẩn: Hiển thị quảng cáo cho khách truy cập trước đây của bạn khi họ duyệt các trang web và ứng dụng trên Display Network (Mạng lưới hiển thị).
  • Dynamic Remarketing: Hiển thị quảng cáo trong đó có đính kèm sản phẩm hoặc dịch vụ mà mọi người nhìn thấy ở trên trang web hoặc ứng dụng của bạn.
  • Danh sách Remarketing cho quảng cáo tìm kiếm: Hiển thị quảng cáo cho khách truy cập trước đây của bạn khi họ thực hiện các tìm kiếm tiếp theo cho những gì họ cần trên Google.
  • Video Remarketing: Hiển thị quảng cáo tới những người tương tác với video của bạn trên kênh YouTube.
  • Lựa chọn khách hàng phù hợp: Hiển thị quảng cáo tới các khách hàng trên toàn bộ dịch vụ của Google, sử dụng chính những thông tin mà khách hàng đó đã chia sẻ với doanh nghiệp.

Insight và công cụ

Sử dụng các insight và công cụ của Google để tìm kiếm những cơ hội mới, nhắm tới các khâsch hàng tiềm năng:

  • Audience Insights: giúp bạn tìm kiếm khách hàng mới bằng cách cung cấp các insight có giá trị về về khách hàng trong danh sách remarketing.
  • Audience reports trong Google Analytics có thể cung cấp những thông tin sâu về những người đã truy cập trang web của bạn, bao gồm sở thích và hành vi của họ.
  • Best sellers report: theo dõi các thương hiệu và sản phẩm phổ biến nhất qua Quảng cáo mua sắm và tìm hiểu xem chúng có trên feed của bạn hay còn hàng hay không.
  • Price competitiveness report: Báo cáo năng lực cạnh tranh về giá cho bạn thấy giá mà người mua hàng đang nhấp vào quảng cáo để thông báo cho bạn về chiến lược giá và phân hạng.

4. Tăng trưởng doanh thu

Hãy tận dụng chính phần hiển thị của sản phẩm để giúp khách hàng khám phá sản phẩm của bạn, trên đồng thời cả hai môi trường truyền thống và Internet. Khảo sát từ Google đã cho thấy, có tới 82% người tiêu dùng tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tìm hiểu, nghiên cứu trên mạng trước khi quyết định mua một sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp hãy tìm cách để thúc đẩy doanh thu từ bán hàng đa kênh (Omnichannel). Ngày nay người tiêu dùng đang sống và mua sắm trong thế giới tối giản về các kênh, chính điều này đã khiến cho chiến lược bán hàng đa kênh càng trở nên quan trọng hơn. Các nhà bán lẻ truyền thống dần phải nghĩ về cách tạo ra những trải nghiệm O2O (Online to offline) đơn giản, tập trung vào việc thu hút lượng khách hàng ghé thăm các cửa hàng và đo lường mức độ gia tăng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Một trải nghiệm mua sắm mượt mà sẽ giúp tối đa hóa doanh thu cho bán hàng đa kênh, trong đó trang web và ứng dụng chính là những bộ mặt đại diện của doanh nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số. Theo một khảo sát, 79% lượng khách hàng mua sắm qua điện thoại sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi họ ghé thăm một cửa hàng. Điều này đồng nghĩa rằng các thương hiệu chưa sở hữu nền tảng bán hàng trực tuyến vẫn còn rất nhiều cơ hội để thu hút khách hàng thông qua việc tương tác với họ trên môi trường kỹ thuật số. Dù vậy, khi tạo lập trang web bán hàng thì bạn cần hết sức lưu ý tới tốc độ tải trang, nếu khách hàng phải đợi quá 3 giây để tải trang web thì chắc chắn họ sẽ thoát ra ngay lập tức.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm mượt mà khi khách hàng tương tác với thương hiệu trên Google. Doanh nghiệp chỉ cần liệt kê những sản phẩm tồn tại, ở cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến thì Google sẽ hiển thị chúng tới những khách hàng tiềm năng trên khắp môi trường Internet. Doanh nghiệp có thể tải sản phẩm của mình lên Merchant Center và tạo ra định dạng quảng cáo Shopping. Định dạng quảng cáo này sẽ sử dụng dữ liệu sản phẩm chứ không phải từ khóa. Chúng sẽ quảng bá cho kho hàng trực tuyến của doanh nghiệp, thúc đẩy traffic tới trang web, cũng như giúp doanh nghiệp tìm ra những Leads chất lượng. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn có thể quảng bá những sản phẩm trong cửa hàng với định dạng Local inventory ads. Với định dạng này, khách hàng có thể biết được tình trạng của sản phẩm tại cửa hàng, cũng như cung cấp thông tin về cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp. 

Một yếu tố nữa mà doanh nghiệp cũng cần quan tâm chính là việc đo lường hiệu suất của mô hình bán hàng đa kênh. Đây sẽ là một phần trong chiến lược đo lường của doanh nghiệp, chỉ cần nhớ rằng việc này sẽ là nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ chuyển đổi diễn ra trên đồng thời cả hai nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng báo cáo chuyển đổi giỏ hàng (Conversion cart reporting) của Google để đo lường số lượng giao dịch trực tuyến, doanh thu, lợi nhuận, lượng ghé thăm cửa hàng và số lượng sản phẩm đã bán, qua đó xác định được các chiến dịch, từ khóa và những thiết bị thu về được giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn cần phải tìm cách để nâng cao giá trị trọn đời cho khách hàng. Hãy sử dụng báo cáo giá trị trọn đời (Lifetime value report) để hiểu được khách hàng khác nhau có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể so sánh giá trị trọn đời của khách hàng mà bạn đã có được thông qua các kênh khác nhau. Lấy ví dụ, doanh nghiệp có thể so sánh những khách hàng có được thông qua những lượt tra cứu tự nhiên với những khách hàng thu hút từ mạng xã hội, qua đó biết được kênh nào mang lại giá trị cao hơn tới người dùng. Điều này có thể giúp thông báo chiến lược kênh của bạn và đạt được kết hợp tiếp thị phù hợp để tối đa hóa giá trị trọn đời khách hàng của bạn.

Một cách nữa để tăng doanh thu cho doanh nghiệp chính là tạo ra những chương trình giảm giá, ưu đãi đúng thời điểm. Việc giảm giá tạo cho khách hàng cảm giác khẩn trương và nhu cầu phải mua hàng ngay. Ngoài những ngày lễ, doanh nghiệp có thể tạo ra các chương trình ưu đãi để tăng tần suất khách hàng mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của bạn. Với việc cứ 5 khách hàng mua sắm trực tuyến sẽ có 1 người khám phá những thương hiệu mới thông qua các chương trình ưu đãi hoặc cửa hàng trưng bày, có thể thấy rằng việc tung ra chương trình ưu đãi vào đúng thời điểm có thể giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng. Để tối đa hóa thời gian ưu đãi, doanh nghiệp cần:

  • Tạo ra nhận thức: Tạo động lực xung quanh các chương trình khuyến mãi của bạn và thu hút người mua hàng với những lợi ích ban đầu để bạn có thể nhắc nhở họ vào ngày giảm giá thực tế của bạn
  • Nắm bắt nhu cầu: Để tối đa hóa hiệu suất khi chương trình ưu đãi diễn ra thì, bạn cần
    • Đặt các sản phẩm ưu đãi của bạn vào chiến dịch riêng của chúng
    • Đặt ngân sách phù hợp để nắm bắt lưu lượng truy cập tăng
Danh sách các ngày nghỉ lễ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2020:

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Think with Google

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.