Douyin và Tiktok: cặp bài trùng tới từ Trung Quốc và cú "hit" trong ngành công nghiệp quảng cáo

02 Thg 10

Nhắc đến Douyin là nhắc đến Tiktok. Ra đời sớm hơn, Douyin là phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc, còn Tiktok được nâng cấp thành phiên bản quốc tế. Vậy hai app này có thực sự là một? 

"Cặp bài trùng" tới từ Trung Quốc 

Ra mắt vào tháng 9/2016, Douyin là ứng dụng đa phương tiện tạo video ngắn sáng lập bởi ByteDance. Ứng dụng này chỉ có thể sử dụng ở Trung Quốc, cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ các video ngắn, kèm theo các đoạn nhạc nền viral.

Một năm sau, ByteDance tiếp tục cho ra mắt Tiktok, dành riêng cho thị trường ngoài Trung Quốc. Cũng giống như Douyin, Tiktok cho phép người dùng tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch từ 3-15 giây. Chỉ sau vài tháng hoạt động, Tiktok được coi là cú hit thành công nhất của Trung Quốc với hàng trăm triệu lượt tải về trên toàn thế giới.

Ảnh: cafebiz

Mặc dù cùng chung công ty sản xuất, có giao diện, cách thức hoạt động khác nhau song đây là 2 ứng dụng hoàn toàn riêng biệt.

Để tải được Douyin hoặc Tiktok, bạn phải sử dụng các cửa hàng ứng dụng phù hợp. Douyin chỉ có thể được tải trên các store tại Trung Quốc, trong khi Tiktok chỉ có thể tải trên Apple Store hoặc Google play.

Hệ thống của hai ứng dụng cũng được phân tách rõ ràng và không liên quan nhau. Giả sử tìm một từ khóa trên cả Douyin và Tiktok, bạn sẽ tìm được nội dung hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: một trong những kênh phổ biến nhất của TikTok vào thời điểm này có tên là ‘LisaandLena’ - tài khoản của hai anh em sinh đôi người Đức có hơn 32 triệu người hâm mộ. Tuy nhiên khi nhập "LisaandLena" trong Douyin, kết quả chỉ hiển thị duy nhất một tài khoản chưa được xác minh, chỉ có vỏn vẹn 102 người hâm mộ cùng 7 video.

Ảnh: whatsonweibo

Ngược lại, một trong những tài khoản nổi tiếng nhất trên Douyin là của nam diễn viên Trung Quốc - Trần Hách (Chen He), có hơn 52 triệu người hâm mộ với 62 video cùng hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, khi chạy tìm kiếm cùng tên trên TikTok, lại chỉ hiện ra một số tài khoản mạo danh chưa được xác minh, đăng tải lại các video tương tự như trên tài khoản Chen He’s Douyin.

Rõ ràng mặc dù TikTok và Douyin có giao diện, system, logo giống nhau nhưng người dùng Trung Quốc và người dùng nước ngoài sẽ bị tách biệt hoàn toàn và không thể tương tác lẫn nhau.

Douyin và Tiktok đã "oanh tạc" thị trường như thế nào?

Kể từ khi ra mắt vào T9/2016, Douyin đã trở thành ứng dụng hot nhất nhì Trung Quốc. Chỉ một năm sau khi phát hành, Douyin đã có hơn 100 triệu người dùng và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trong cửa hàng Apple của Trung Quốc.

Tương tự như Douyin, TikTok ngay sau khi xuất hiện đã đánh trúng tâm lý người dùng internet. Trong vòng nửa năm sau khi phát hành, TikTok là ứng dụng không phải trò chơi được tải xuống nhiều thứ 6 trong cửa hàng ứng dụng của Apple và cửa hàng Google Play. Với 45,8 triệu lượt tải xuống trong quý đầu tiên, TikTok đã đánh bại các ứng dụng như Facebook, Youtube hoặc Instagram - các bậc "lão làng" luôn nằm hàng top trong bảng xếp hạng. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Ảnh: whatsonweibo

Vào tháng 8 năm 2018, TikTok đã hợp nhất với ứng dụng video ngắn Musical.ly có lịch sử thành lập từ năm 2014.

Bốn tháng sau đó, ByteDance thông báo rằng TikTok đã có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, tăng gấp 5 lần từ sau thương vụ hợp tác. Khoảng 300 triệu trong số 500 triệu users này là người dùng nội địa của Trung Quốc.

>> Xem thêm: 5 case study điển hình về chiến lược Growth Hacking thành công của doanh nghiệp

2 nguồn tài nguyên này có ý nghĩa gì với các marketer? 

Ra đời vào đúng kỷ nguyên Gen Z, Tiktok và Douyin được thế hệ gen Z trên toàn thế giới ưa chuộng.

Với các video có thời lượng ngắn gọn, influencer gần gũi, người dùng vừa là người tiêu thụ content, vừa là người sản xuất content, hai công cụ này trở thành nền tảng hoàn hảo cho thế hệ gen Z và các thương hiệu nhắm đến đối tượng này.

Ảnh: i.ytimg

Ngoài ra quảng cáo trên Tiktok và Doyuin được nhiều người dùng yêu thích. Quảng cáo trên 2 nền tảng này có tính tự nhiên, chân thực, nội dung đều qua bàn tay chế biến của content creator kết hợp với giải trí. Đây là điều khác biệt với các quảng cáo truyền thống mà chúng ta thường bắt gặp. Các bài đăng bán hàng khô khan, nhàm chán và sự lặp đi lặp lại khiến người dùng bực bội và cảm thấy bội thực. Tuy nhiên, các video quảng cáo trên platform này đều xuất hiện trên feed như các video bình thường khác, khiến người dùng xem mà lại như không xem. Nội dung quảng cáo càng chân thực, tự nhiên, gần gũi thì độ tiếp cận và chạm tới khán giả càng cao.

Với những điểm mạnh trên, các thương hiệu và marketers cần học cách tận dụng 2 nguồn tài nguyên hiệu quả này. Đặc biệt là những brands hướng đến tầng lớp khách hàng trẻ. Gen Z ngày càng có nhiều khả năng tài chính và trong tương lai sẽ trở thành đối tượng mục tiêu của nhiều thương hiệu. Không chỉ chăm chút content, các thương hijeu nên tìm cách truyền đạt và sáng tạo các hình thức quảng cáo mới đa dạng, có tính tương tác cao hơn để phù hợp với định dạng trên 2 nền tảng.

Hải Yến - MarketingAI

Tham khảo whatsonweibo

>> Có thể bạn chưa biết: Hành trình “oanh tạc” thị trường Việt Nam của Uniqlo
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.