Cơn sốt Zara tại Việt Nam và những bài học cho các Marketers

08 Thg 05

Zara đã luôn là một thương hiệu thời trang hàng đầu được săn đón và ưu ái từ phía người tiêu dùng Việt Nam. Thương hiệu đa quốc gia này đã thực sự tạo ra 1 cơn sốt khi chỉ trong 10 tiếng mở cửa, Zara đã thu một số tiền khổng lồ là 5,5 tỷ đồng.

1. Cộng đồng người Việt luôn tồn tại tâm lý “sính ngoại”

Mặc dù những năm gần đây, xu hướng “người Việt dùng hàng Việt” luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng mọi người đều muốn mua những món đồ gắn mác ngoại quốc bởi họ cho rằng: “Những sản phẩm này sẽ có chất lượng cao hơn, và khi sở hữu sẽ khiến bản thân cảm thấy có giá trị hơn so với việc sử dụng hàng nội địa”. Chúng ta có thể nhận thấy, với những trang phục cùng chủng loại, giá tiền gần như nhau, cái tên Zara luôn đem lại giá trị cảm xúc cao hơn là của Hanosimex hay Made in Vietnam.

2. Ngành thời trang bán lẻ với “Vũ khí bí mật”

Bên cạnh những mẫu riêng thì phần lớn quần áo của Zara được mô phỏng từ các thiết kế của các nhãn hiệu cao cấp. Với chiến lược “tái hiện” thời trang chứ không “tạo ra” thời trang này, bất cứ ai từng đặt chân tới Zara mua đồ đều thấy choáng ngợp vì tốc độ cập nhật thời trang của hãng. Mỗi năm, Zara tung ra thị trường hơn 11.000 mẫu thiết kế, gấp nhiều lần so với đối thủ của họ. Hơn nữa, do Zara không phải chi nhiều tiền cho những thiết kế độc đáo, khách hàng của họ luôn hạnh phúc khi có thể mặc những bộ trang phục luôn hợp “mốt” mà giá không đắt như những hãng khác.

Tại Việt Nam, Zara đã thâm nhập thị trường với một chiến lược gần như tương tự với đa dạng chủng loại sản phẩm và số lượng có hạn. Nếu là một tín đồ thời trang, bạn có chắc mình sẽ kìm nén được ham muốn sở hữu của mình?

3. Lựa chọn điểm bán tinh tế và vô cùng quan trọng

Zara luôn chú trọng đầu tư vào các điểm bán hàng của mình. Họ luôn chọn địa điểm đẹp nhất trong mọi thành phố mà hãng có mặt, bày những hàng đẹp nhất qua cửa sổ còn bên trong bày biện một cách tinh vi và khoa học. Chính vì vậy, Zara đã không ngẫu nhiên chọn Vincom với mặt bằng rộng rãi, nổi bật và bắt mắt. Với trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, Zara không cần chi quá nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo, PR nhưng vẫn có thể lôi kéo lượng khách hàng lớn tới các cửa hàng bán lẻ.

➤ Những bài học lớn rút ra sau thành công của Zara tại Việt Nam dành cho các Marketers:

Từ chiến lược Marketing của Zara, chúng ta có thể đúc kết được rằng: – Thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu đa quốc gia) luôn phải nắm bắt thật rõ tâm lý và thói quen của khách hàng theo quốc gia hay vùng miền cung cấp sản phẩm. Từ đó, thương hiệu mới có thể tác động đến nhu cầu của khách hàng. – Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, nếu bạn không bắt kịp được xu hướng, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ luôn kém hơn đối thủ. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng tại thời điểm đó để biết họ muốn gì. Hãy luôn đổi mới bản thân để trải nghiệm khách hàng luôn được tốt nhất. – Thương hiệu cần luôn chú trọng điểm phân phối mặt hàng. Trải nghiệm của người mua tại cửa hàng sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: địa điểm, cách bày trí kệ và mặt hàng.

Theo Tomorrow Marketers

MarketingAI - Admicro

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.