Chiến lược Marketing của Visa: Thành công từ người dẫn đầu thị trường

13 Thg 10

Visa là một công ty tài chính đa quốc gia và nó đang mở rộng trên toàn cầu đặc biệt cho sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế. Ngày nay ngành ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ, và sự...

Visa là một công ty tài chính đa quốc gia và nó đang mở rộng trên toàn cầu đặc biệt cho sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế. Ngày nay ngành ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ, và sự xuất hiện của Visa tại thị trường tại nhiều nước như mối đe dọa lớn. Tại sao, Visa lại thành công như vậy? Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Visa có gì đặc biệt khiến hãng trở thành một công ty đại chúng như vậy.

Chiến lược Marketing của Visa: Tiểu sử của công ty tài chính hàng đầu Mỹ

Visa Inc là một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Foster City, California. Công ty thực hiện các lệnh chuyển tiền điện tử trên toàn thế giới, hầu hết thông qua các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ với thương hiệu Visa. Visa không phát hành thẻ, mở rộng tín dụng hoặc ấn định mức phí và lệ phí cho người tiêu dùng. Thay vào đó, Visa cung cấp cho các tổ chức tài chính các sản phẩm thanh toán có nhãn hiệu Visa để các tổ chức tài chính này sử dụng để cung cấp tín dụng, ghi nợ, trả trước và truy cập tiền mặt cho khách hàng. Vào năm 2015, Báo cáo Nilson, một ấn phẩm theo dõi ngành công nghiệp thẻ tín dụng, nhận thấy rằng mạng lưới toàn cầu của Visa (được gọi là VisaNet) xử lý 100 tỷ USD giao dịch với tổng tiền đạt 6,8 nghìn tỷ USD.

Chiến lược Marketing của Visa: Tiểu sử của công ty tài chính hàng đầu Mỹ

Tiểu sử của công ty Visa (Nguồn: Visa)

Visa nổi tiếng trên toàn thế giới về sự phát triển công nghệ phương thức thanh toán điện tử. Thẻ Visa của khách du lịch được chấp nhận tại Việt Nam vào năm 1995 sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ cùng năm. Su hai năm, vào năm 1997, chiến thẻ tín dụng Visa đầu tiên liên kết với ngân hàng thương mại Á Đông được phát hành trên toàn quốc. Vào năm 2005, Visa mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết với Eximbank phát hành thẻ ghi nợ Visa đầu tiên. Cho đến ngày hôm nay, thẻ ghi nợ Visa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam, chiếm hơn một nửa lượng thẻ Visa phát hành tại đây.

Visa là tổ chức thanh toán thẻ lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau đối thủ đến từ Trung Quốc China UnionPay dựa trên giá trị thanh toán thẻ hàng năm đã giao dịch và số thẻ phát hành. Thế nhưng Visa vẫn là một công ty tài chính, tín dụng có sức phủ lớn nhất trên thế giới với sự hiện diện ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Vậy chiến lược Marketing của Visa có gì đặc biệt khiến hãng "nổi trội" giữa một rừng các công ty về tín dụng trên thế giới như vậy?

Chiến lược Marketing của Visa dẫn đầu thị trường

Tập trung vào sản phẩm trong chiến lược Marketing của Visa

Trước khi Visa xuất hiện thì thẻ tín dụng không được linh hoạt cho người dùng đôi khi là sự bất tiện. Những với sự ra mắt của Visa thì mọi thứ dường như được xóa bỏ về định kiến về điều đó trên thị trường. Với Visa, mọi người có thể trả tiền ngay lập tức, với công nghệ mà Visa mang đến cho người dùng thì hãng đã tập trung chiến lược Marketing quảng bá cho chất lượng sản phẩm.

Tập trung vào sản phẩm trong chiến lược Marketing của Visa

Chiến lược sản phẩm của Visa (Nguồn: PYMNTS.com)

Những lợi ích của thẻ Visa đem lại rất lớn, nó là một công nghệ tích hợp các quy trình, bảo mật, độ tin cậy trọng các chức năng khác nhau mà nó hoạt động để phục vụ khách hàng của mình. Nền tảng kỹ thuật số được thiết kế bởi Visa có một số lớp bảo mật giúp bảo vệ dữ liệu của khách hàng, đây là điểm mấu chốt để Visa tiếp cận khách hàng. Trong thời đại mà bảo mật được đẩy lên rất cao và người dùng quan tâm đến yếu tố này đầu tiên thì công nghệ cao trong những sản phẩm là hướng đi cực đúng đắn trong chiến dịch Marketing của Visa.

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của phở 24

Chiến lược Marketing của Visa tập trung vào đối tượng Millennials

Ở khoảng tầm tuổi 2x, đa số các millennials có nhiều thẻ trong ví của họ, và một lý do chính là tránh mang theo tiền mặt. Dữ liệu thị thực cho biết độ tuổi mà các millennials áp dụng các sản phẩm thanh toán và dịch vụ tài chính khác nhau. Nhìn thấy được điều này chiến lược Marketing của hãng tập trung vào đối tượng người trẻ, những người được cho là có xu hướng sẽ sử dụng thẻ tín dụng rất nhiều trong tương lai.

Chiến lược Marketing của Visa tập trung vào đối tượng Millennials

Nghiên cứu của Visa về gói Visa Millennial (Nguồn: Visa)

Visa cho ra mắt gói sản phẩm Millennials để đáp ứng với nhu cầu này của xã hội. Danh mục trong gói sản phẩm cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của họ khi họ trưởng thành. Khi chọn thẻ tín dụng mới, những khách hàng trẻ thường tím những lợi ích và tính năng của loại thẻ tín dụng mà mình sắp mở như:

  • Chi phí thấp
  • Giá cạnh tranh
  • Chế độ hậu mãi
  • Số dư khi chuyển khoản
  • Bảo mật cao

Chính những điều này khiến Visa nghiên cứu và cho ra những chính sách tập trung vào những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp từ đó có chiến lược Marketing cụ thể rõ ràng tấn công đến nhóm đối tượng khách hàng này.

Sử dụng tài trợ và Influencer phủ sóng truyền thông

Như đã biết Visa là một công ty lớn mang tầm cỡ toàn cầu, có thể nói hãng rất mạnh tay trong việc chi ngân sách quảng cáo truyền thông khi sử dụng những Influencer nổi tiếng. Gần đây nhất, Visa đã mời Zlatan Ibrahimovic làm đại sứ cho mình trong dịp World Cup 2018 và thu lại về kết quả rất ấn tượng về con số và lượng người quan tâm. Hơn thế nữa, Zaltan là một cầu thủ bóng đó có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới và việc mời Influencer đình đám này làm tăng độ nhận diện thương hiệu của Visa thông qua ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh hàng triệu người theo dõi.

Chiến lược Marketing của Visa sử dụng Influencer nổi tiếng phủ sóng truyền thông

Chiến lược Marketing của Visa sử dụng Influencer nổi tiếng phủ sóng truyền thông (Nguồn: Visa)

Visa còn tài trợ cho rất nhiều giải đấu lớn và sự kiện trên thế giới, ví dụ như: World Cup, Olympic, NBA... Những tổ chức hay giải đấu mà Visa tài trợ có đặc điểm là thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới theo dõi và đón chờ xem. Visa đạt được độ phủ hớn và thu về hàng những con số tích cực sau mỗi giải đấu mà hãng tài trợ. Sự kiện gần đây nhất Visa tăng trưởng thêm 30% khách hàng với sự kiện tài trợ mùa World Cup vừa rồi khiến hãng thu lại tiếng vang lớn chứng tỏ cho khách hàng tiềm lực kinh tế trong chiến dịch Marketing của mình.

Chiến lược Marketing của Visa

Chiến lược tiếp thị của Visa (Nguồn: Facebook)

Chiến lược phân phối rộng trên khắp thế giới

Visa hoạt động trong 4 mô hình bên công tác làm việc với các tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Visa có mạng lưới đông đảo với 16.800 khách hàng tổ chức tài chính tính đến năm 2016. 44 triệu là con số địa điểm trên toàn cầu và có 3,1 tỷ thẻ Visa trên toàn thế giới, với sự phân phối lớn và hầu hết tại các khu vực đang có của mình thì Visa đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt rõ ràng. Chiến lược Marketing của Visa truyền tải đến khách hàng sự thuận tiện và lợi ích có được khi sử dụng thẻ.

Chiến lược phân phối rộng trên khắp thế giới

Chiến lược phân phối của Visa (Nguồn: TravelerFolio)

Cuối cùng, Visa phân phối các sản phẩm khác nhau trên toàn cầu toàn cầu thông qua thỏa thuận phân phối với các công ty dịch vụ tài chính.

Kết luận

Đây là một công ty nổi tiếng  với một chiến lược Marketing của Visa hoàn toàn chinh phục được những thị hiếu của khách hàng. Công nghệ là yếu tố giúp Visa khác biệt với các đối thủ, thêm vào đó những dịch vụ kèm theo khiến Visa ghi điểm với người sử dụng. Chính những điều đó đã làm Visa hiện là công ty nổi tiếng mang tầm vóc toàn cầu và đang có vị thế dẫn đầu trong các doanh nghiệp tài chính trên thế giới.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.