Chiến lược marketing của Vietjet Air và những con số nổi bật

06 Thg 02

Mặc dù là hãng hàng không sinh sau đẻ muộn, tốc độ tăng trưởng "thần tốc" và nhiều kế hoạch kinh doanh táo bạo, Vietjet Air đã vượt mặt Vietnam Airlines trong năm 2016 và trải qua một năm 2017...

Mặc dù là hãng hàng không sinh sau đẻ muộn, tốc độ tăng trưởng "thần tốc" và nhiều kế hoạch kinh doanh táo bạo, Vietjet Air đã vượt mặt Vietnam Airlines trong năm 2016 và trải qua một năm 2017 với nhiều con số phấn khởi với những chiến lược của vietjet air khôn ngoan. Không chỉ có thế, đầu năm 2018 Vietjet lại tiếp tục gây sốc cho cộng đồng với chiến dịch PR trong chuyến bay đón U23 Việt Nam. Tạm gác lại việc yêu/ghét cá nhân sang một bên, chúng ta không thể phủ nhận rằng Vietjet đã có được thành công lớn trong việc chia lại thị phần ngành hàng không. Vậy, chiến lược marketing của Vietjet Air nào đã giúp cho hãng hàng không lắm tai tiếng này có thể đứng vững trên thị trường?  

Sự ra đời của Vietjet Air và những con số ấn tượng

VietJet là hãng hàng không sở hữu tư nhân còn khá non trẻ trên thị trường, nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Gia nhập ngành hàng không vào năm 2011, hãng hoạt động với đội bay 12 phi cơ, trên 22 tuyến đường bay nội địa và quốc tế.

Tính tới hết tháng 6/2017, Vietjet khai thác 73 đường bay trong nước và quốc tế, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 110,6% kế hoạch năm. Vietjet thực hiện 49.151 chuyến bay với độ tin cậy kỹ thuật là 99,55%, tỷ lệ đúng giờ đạt 85,7%.

Đôi nét về Vietjet Air

Đôi nét về Vietjet Air

Qúy 3/2017, nhờ việc mở rộng thêm các đường bay mới và tăng cường khai thác các đường bay hiện có, doanh thu và lợi nhuận của Vietjet tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu vận chuyển hàng không đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 34,4% so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.054 tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 2.982 tỷ đồng.

Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air

Điểm mạnh

Vietjet Air sở hữu những điểm mạnh cần phát huy như sau: tiềm lực tài chính lớn, giá vé máy nay rẻ, chiếm được thị phần đáng kể, thương hiệu địa phương mạnh, nhân viên trẻ trung và luôn nhiệt tình

Điểm yếu

- Quản lý năng suất kém

- Chuyến bay hay bị trì hoãn

- Kinh nghiệm về điều hành vẫn chưa nhiều

Cơ hội

- Ngành du lịch phát triển mạnh vì vậy nhu cầu đi lại tăng cao, đặc biệt là đường hàng không

- Tốc độ tăng trưởng quốc tế mạnh

- Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, có tính ứng dụng cao trong ngành dịch vụ khách hàng

Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air

Thách thức

- Các đối thủ cạnh tranh của Vietjet nội địa và quốc tế ngày một nhiều

- Tình trạng quá tải các chuyến bay

- Giá nhiên liệu để vận hành có xu hướng tăng cao

- Các điều kiện tự nhiên như: mưa, bão...ảnh hưởng đến chất lượng chuyến bay

Phân tích Chiến lược marketing của Vietjet Air

Vietjet thực hiện chiến lược sản phẩm của Vietjet Air giá rẻ xây dựng dựa trên mô hình của Air Asia và Virgin Atlantic, từ khía cạnh đầu tư, nhận diện thương hiệu cho tới quảng bá, marketing,… Sau khi ra đời, Vietjet Air cũng gặt hái được thành công không nhỏ khi cạnh tranh và thậm chí là lấn lượt cả Vietnam Airlines trong thị trường nội địa. Vậy hãy cùng xem chi tiết về chiến lược marketing của Vietjet Air có gì đặc biệt nhé.

Chiến lược định vị của Vietjet Air

Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ, tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ trung, năng động và những đối tượng đi máy bay lần đầu, những đối tượng có thu nhập tầm trung. Các đối tượng khách hàng của vietjet air sử dụng thành thạo công nghệ và Internet như smartphone, email, mạng xã hội, các hình thức thanh toán trực tuyến: visa, master card,... và có sở thích khám phá, đi du lịch thường xuyên với chi phí phù hợp. Nhóm đối tượng khách hàng của vietjet air hầu hết là những người thích đổi mới, sáng tạo, thích kết nối,...

Với khẩu hiệu "Bay là thích ngay", Vietjet đem đến cho hành khách trải nghiệm các chuyến bay với giá rẻ, các chuyến bay 0đ với dịch vụ khá tốt, đội ngũ tiếp viên trẻ trung, năng động, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.

Chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air

Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để Vietjet Air thu hút khách hàng đây cũng có thể coi là một lợi thế cạnh tranh của Vietjet Air. Muốn vậy, Vietjet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy nhất dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng máy bay chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-6 giờ bay), giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay.

Loại máy bay này cũng là tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp Vietjet tiết kiệm tối đa chi phí xăng (15%). Ngoài ra, chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air cũng đã cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống trở thành dịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu. Đổi lại, thay vì các suất ăn đã tính trong giá vé chỉ với 1-2 lựa chọn thì menu Vietjet có tới 9 món ăn nóng hợp khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng của vietjet air. Có thể nói chiến lược giá rẻ của Vietjet Air đem lại thành công lớn cho hãng trong việc xây dựng thương hiệu cho hãng.

chiến lược chi phí thấp của vietjet air

Chiến lược chi phí thấp của vietjet air

Chiến lược phân phối của Vietjet Air 

Trong số các đường bay mới mở, Vietjet ưu tiên mở tuyến quốc tế. Tính đến tháng 9/2017,Vietjet đã mở 12 tuyến quốc tế trong khi chỉ mở thêm 2 tuyến bay trong nước. Hiện nay, trong tổng số 76 đường bay của Vietjet, đã có tới 38 đường bay quốc tế chiếm 50% tổng số đường bay với tổng số giờ bay nhiều hơn nội địa. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Vietjet Air.

Để làm được điều này, Vietjet đang nghiên cứu khả năng sử dụng những dòng máy bay cho những chặng dài hơn chủ yếu tập trung vào khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Indonesia…

Vietjet Air đang làm việc với đơn vị bán lẻ (như Walmart) để đa dạng hóa hàng hóa kinh doanh phụ trợ. Đối với những chặng bay quốc tế dài (trên 12 giờ bay), Vietjet Air đã ký kết với Japan Airlines và đang thảo luận cùng các hãng hàng không của Hàn Quốc và Mỹ. Dự tính năm 2019, Hãng sẽ mở đường bay sang Mỹ. Vietjet muốn tham gia phân khúc này, sẽ phải tìm cách khác biệt về dịch vụ, để bù đắp cho những khoản đắt đỏ, như cung cấp dịch vụ tới sân bay địa phương tại San Jose hay Orange County, California - nơi có lượng lớn người Việt sinh sống.

Chiến lược marketing của Vietjet Air phân phối và kết hợp cùng nhiều đơn vị nhỏ lẻ

Chiến lược marketing của Vietjet Air phân phối và kết hợp cùng nhiều đơn vị nhỏ lẻ

Xem thêm bài phân tích về chiến lược marketing:

Chiến dịch truyền thông của Vietjet

Vietjet Air tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo cho thương hiệu mình. Các chiến dịch truyền thông của Vietjet gây ấn tượng, thu hút và kết nối với khách hàng.

Để thu hút khách hàng, chiến lược marketing của Vietjet Air còn triển khai các chương trình khuyến mãi. Các tin khuyến mãi được gửi qua email cho khách hàng như: Khuyến mãi dịp lễ, tặng vé máy bay miễn phí cho những ai đón tết tại TP.HCM, vé máy bay chỉ từ 250.000 đồng cho tuyến Hà Nội – TP.HCM, nhiều khuyến mãi hấp dẫn nhân dịp khai trương trung tâm bán vé và dịch vụ khách hàng,…

Hãng hàng không “sexy” đã có rất nhiều chiêu thức PR ấn tượng. Còn nhớ năm 2013, khi Vietjet Air mời Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu chân dài nóng bỏng, mặc bikini tạo dáng bên máy bay, thương hiệu Vietjet bỗng chốc đình đám.

Chiến lược marketing của Vietjet Air đã xây dựng thương hiệu nhờ các chiêu thức truyền thông hiệu quả

Chiến lược marketing của Vietjet Air đã xây dựng thương hiệu nhờ các chiêu thức truyền thông hiệu quả

Theo tính toán của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên tới 98%. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết người Việt vẫn mua vé qua đại lý thay vì đặt trực tiếp trên internet. “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” mà Vietjet khơi gợi là một giấc mơ đẹp trong một thị trường có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam.

Với sức mạnh về thương hiệu, từ năm 2015, Vietjet đã thực hiện một động thái mới, đó là chấm dứt việc trích tiền hoa hồng cho các đại lý. Thay vào đó, Vietjet Air chỉ trả một khoản phí tương đương 0,03% giá vé, thực ra là phí thanh toán thẻ hoặc Internet Banking. Cách thức này đã giúp chi phí phân phối của Vietjet giảm xuống, thúc đẩy giá vé của Vietjet Air về mức thấp nhất có thể.

Quảng cáo của Vietjet air và Chiến lược kinh doanh của Vietjet Air nhắm đến đối tượng khách hàng bình dân

Kết luận

Có lẽ Chiến lược marketing của hãng hàng không Vietjet Air có “khôn” mà chẳng “ngoan” trong vụ việc PR phản cảm trên chuyến bay đón đội tuyển U23 Việt Nam, khiến cho sự việc dậy sóng theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, nhìn chung chiến lược marketing của Vietjet Air trong vài năm qua đã góp công không nhỏ để hãng tăng trưởng mạnh và nhận diện thương hiệu tuyệt đối trong tâm trí khách hàng.

Hà Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.