Gửi email thành công? Hãy học tập 6 cách cải thiện sau đây!

22 Thg 02

Nếu sử dụng email marketing sai cách, nguy cơ cao là bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy bực bội vì bị làm phiền. Vì thế, hãy tham khảo 6 tips dưới đây để email marketing của bạn không phải đi thẳng vào thùng rác nhé.

Có hơn 205 tỉ email được gửi đi mỗi ngày. 72% người Mỹ muốn duy trì kết nối với các nhãn hàng qua email, 91% thích nhận được các email quảng cáo từ những công ty họ đang hợp tác cùng. Về phía doanh nghiệp: 73% đồng ý rằng email luôn chiếm vai trò quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing của mình, trong đó có đến 25% xếp hạng email là một công cụ cực kỳ hữu ích.

Đọc thêm: 

Email Marketing là gì? 4 điều cần thay đổi khi khách hàng hủy đăng ký Email Marketing

Bí quyết làm email marketing

Cải thiện tư duy làm Email Marketing với 6 lưu ý dưới đây

1. Quên Batch Emails đi!

Batch Emails: Gửi đi một thông điệp duy nhất tới nhiều nhóm người sử dụng email cùng 1 lúc

Đã qua thời một email có thể gửi chung cho một địa chỉ liên lạc người cùng lúc mà vẫn đem lại hiệu quả. Email nhìn qua thì có vẻ phù hợp với tất cả đối tượng, nhưng vì hợp với tất cả nên thật chất nội dung lại chẳng có gì đặc biệt, giúp người ta nhớ về bạn. Nếu cứ liên tục nhận được batch email, khách hàng sẽ chẳng ngần ngại chuyển bạn vào hòm spam đâu.

Việc bạn nên làm là: Phải có chiến lược gửi email tới từng nhóm khách hàng trong những khoảng thời gian cụ thể. Quan trọng nhất, email của bạn phải có tính hữu ích với khách hàng. Content hay và thông tin cần thiết sẽ mang lại một email có giá trị. Đương nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải soạn riêng email gửi đến từng người một, vì thời gian và tiền bạc đều không cho phép. Giải pháp cho bạn ở đây chính là sử dụng trigger emails - một loại email mang tính cá nhân được gửi đi dựa trên hành vi cụ thể của khách hàng. Vậy là bạn đã có thể gửi email đúng lúc, đúng thời điểm và đúng lý do rồi.

2. Lên kế hoạch gửi mail từng giai đoạn rõ ràng

Trong suốt thời gian làm việc, bạn cần bảo đảm rằng sẽ luôn giữ liên lạc với khách hàng nếu muốn ký hợp đồng thành công. Mail luôn là một trong những phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất.

Việc phân loại khách hàng sẽ giúp cho bạn gửi content đến đúng người quan tâm. Nếu không phân loại theo nhóm giới tính, tuổi tác, vị trí hay những thứ tương tự như vậy, phần trăm mở mail của bạn sẽ khó tăng lên được.

Tuy nhiên, tip này cũng chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.

Theo thống kê của MailChimp, tỉ lệ mở mail của các segment campaigns cao hơn 14,13%  click cao hơn 63,03% và report giảm 6,36% so với việc không phân loại.

Việc bạn nên làm là: Phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng, sử dụng content động, tìm hiểu xem subscribers của bạn hứng thú với những chủ đề nào. Nhận biết tính cách khách hàng, xác định nhu cầu của đối tượng tiềm năng, sau đó gửi thông điệp liên quan đến những nhóm nhỏ phù hợp. Bạn sẽ sớm nhận được kết quả tốt thôi.

3. “Kính gửi Ông/Bà…”

“Kính gửi Ông/Bà…” - một dạng content cá nhân hóa.

Cốt lõi của kinh doanh chính là con người. Bởi vì đây cũng chỉ là cuộc trò chuyện của một cá nhân đến một cá nhân về một sản phẩm hay dịch vụ. Không công ty nào bán hàng cho công ty khác, chúng ta chỉ làm việc với những người trong “công ty khác”. Mọi người muốn được quan tâm, tư vấn và mua từ những ai hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên họ muốn rằng mình là người có tầm quan trọng với bạn, hơn chỉ là một cái tên trong list danh sách khách hàng.

Việc bạn nên làm là:

Content cá nhân hóa sẽ giúp tạo được mối liên hệ giữa bạn và khách hàng. Thêm tên của khách hàng vào thiết kế, phân loại dựa trên vị trí hay tạo ra các nội dung như-chỉ-dành-cho họ. Càng nhiều thông điệp liên quan, kết quả bạn thu được càng lớn.

4. "Xin chào, tôi là Joe. Rất vui được nói chuyện với bạn. Tên của tôi là Joe."

Nếu đang ở một bữa tiệc, thế nào bạn cũng sẽ gặp một cuộc trò chuyện thế này:

Người 1 (N1): Xin chào, tôi tên là Joe

Người 2 (N2): Rất vui được gặp cậu, Joe. Tôi là Dan

N1: Cậu có làm việc gần đây không?

N2: Có, tôi làm ở ngay tòa nhà này.

N1: Tuyệt thật! Mà bây giờ tôi phải đi chào hỏi chủ tiệc đã.

N2: Vậy gặp lại cậu sau nhé.

N1: Ok. Mà tên tôi là Joe.

N2: ….

Nghe có vẻ ngớ ngẩn, giống như những điều thường hay được ghi trong phần chữ ký cuối email của bạn:

P.S: Nếu bạn cần thêm thông tin gì, đây là địa chỉ mail của tôi ở dưới cùng của email từ địa chỉ mail mà bạn nhận được email này.

Việc bạn nên làm là: Có đầy đủ những thông tin liên quan trong phần chữ ký, và nhớ bỏ địa chỉ email đi.

5. Email Add-Ons

Thử tưởng tượng thế này: Bạn nhận được 1 email chứa 2 đoạn mô tả về nền tảng, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Và bạn sẽ tập trung vào? Không phần nào cả. Bạn có khi còn chuyển nó vào thùng rác nhanh hơn cả Usain Bolt phá kỷ lục ở Rio nữa.  

Việc bạn nên làm là: Giảm thiểu những thông tin phù phiếm và không cần thiết để không làm khó chịu khách hàng. Content ngắn gọn luôn là một tiêu chí hàng đầu. Cũng đừng quên nội dung cần chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu.

6. Thiếu thông tin liên lạc

Lại một vấn đề nữa liên quan đến phần chữ ký email.

Chữ ký không chỉ giới thiệu với người nhận rằng bạn là ai, nó còn giúp bạn thiết lập mối quan hệ và quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Điều duy nhất tệ hơn công khai mọi thông tin cá nhân

Việc bạn nên làm là: Dù nhìn thì nhỏ bé, không quan trọng, chữ ký email vẫn có thể giúp ích cho kế hoạch marketing. Ngoài thông tin cơ bản như tên, số điện thoại hay chức vụ, bạn nên thêm 2 hoặc 3 tài khoản mạng xã hội của mình cùng với một graphic nhỏ để làm đặc trưng cho mình.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.