Cách đo lường hiệu quả của các chiến dịch Social Media trả phí

20 Thg 07

Hiện nay, do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp online, các mặt hàng dịch vụ được quảng cáo dày đặc trên Social Media dẫn đến việc giá thầu quảng cáo bị tăng cao. Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Social Media có trả phí luôn là nỗi ám ảnh của Marketer. Bên cạnh đó, sự phát triển của kỹ thuật số cũng phần nào mang đến những thách thức và cơ hội trong việc đo lường và kiểm soát chiến dịch truyền thông. Làm thế nào để có một báo cáo chính xác về sự thành công của chiến dịch Social media trả phí? Có những công cụ nào để đo lường chính xác? Dưới đây là những giải pháp của giám đốc Digital mà MarketingAI muốn chia sẻ cho các bạn:

Điều đầu tiên bạn cần làm khi đo lường Social trả phí là gì?

Trước tiên, hãy xác định mục tiêu của bạn. Mỗi chiến dịch đều có mục tiêu riêng. Đây là lý do tại sao nền tảng quảng cáo cho phép bạn trả tiền cho mỗi lần hiển thị (để nâng cao nhận thức) hoặc trả cho mỗi click (để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn). Do vậy, khi bạn muốn tạo ra lead (khách hàng tiềm năng), bạn cần chia nhỏ mục tiêu chính và phụ cho mỗi chiến dịch, mỗi chiến thuật nên thực hiện tiến dần đến quá trình mua hàng. Giả sử chúng tôi đang muốn quảng bá bài đăng bạn đang đọc bây giờ, ngay trên blog này:

  • Mục tiêu chính là mang lưu lượng truy cập có liên quan đến website bằng cách cung cấp những nội dung hữu ích.
  • Mục tiêu thứ yếu là tạo ra lead (khách hàng tiềm năng).

Mặt khác, giả sử chúng tôi quyết định quảng cáo trang đích công cụ landing page trên trang đó.

  • Mục tiêu chính ở đây là thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
  • Mục tiêu thứ hai là mang lại lưu lượng truy cập có liên quan, cuối giai đoạn mua vào trang web.

Bạn cần theo dõi những số liệu nào?

Dưới đây là 6 chỉ số quan trọng để theo dõi chiến dịch Social Media trả phí

Chỉ số 1: Tỷ lệ CTR và tỷ lệ tương tác của chiến dịch

Tại sao chúng ta cần quan tâm tới những chỉ số này? Vì nó cho chúng ta biết nhóm đối tượng chúng ta target đã chuẩn xác hay chưa và đây có phải là chiến lược tốt để tiếp cận đối tượng mục tiêu không? Ngoài ra nó còn cho chúng ta biết hành vi, tương tác của khán giả đối với thương hiệu tại một kênh cụ thể nào đó. Nếu họ click vào quảng cáo nhưng đến page của công ty trên nền tảng mạng xã hội thay vì những gì liên kết cung cấp, thì có lẽ họ muốn tìm hiểu về công ty của bạn trước.

Chỉ số 2: tỷ lệ Click vào quảng cáo đến trang web

Không phải tất cả tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo đều đẫn tới trang web, bởi vì đôi khi mọi người nhấp vào tên công ty trong quảng cáo để đưa họ đến trang trên nền tảng truyền thông xã hội đó chứ không phải trang web của bạn (và đương nhiên, bạn vẫn trả tiền cho các nhấp chuột này).

Khi nhấp chuột quảng cáo chuyển đến trang web của bạn, điều này có nghĩa là CTA (kêu gọi hành động) trong chiến dịch quảng cáo có liên quan đến đối tượng được chọn và đối tượng được thúc đẩy qua nhấp chuột. Số liệu này cũng cho thấy hiệu quả của một kênh trong việc đưa quảng cáo nhấp chuột ra khỏi nền tảng quảng cáo đến trang web của bạn.

Chỉ số 3: Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi cho thấy hiệu quả của nền tảng quảng cáo và chiến dịch quảng cáo ảnh hưởng đến đối tượng được chọn để đạt được những mục đích/hành động cuối cùng mà bạn muốn người dùng thực hiện. Điều này có thể được đo bằng hai cách trong chiến dịch xã hội có trả tiền và phụ thuộc vào các mục tiêu chính và phụ mà bạn đã xác định trước khi bạn thiết lập chiến dịch của mình.

- Trở thành khách hàng tiềm năng dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Số liệu này cho thấy hiệu quả của một kênh trong việc chuyển đổi một Người liên hệ ẩn danh thành Lead (khách hàng tiềm năng). Ví dụ: nếu bạn quảng bá sách điện tử và mục tiêu chính của chiến dịch là tạo khách hàng tiềm năng mới, chuyển đổi cho chiến dịch này là một contact (liên hệ) mới trong cơ sở dữ liệu của bạn.

- Tương tác với nội dung, hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột  từ quảng cáo đến trang web

Đây là số liệu tương tự trong chỉ số 2 ở trên. Ví dụ: nếu bạn đang quảng bá bài đăng trên blog và mục tiêu chính của chiến dịch là mang lưu lượng truy cập có liên quan đến trang web của bạn, chuyển đổi cho chiến dịch này là lượt truy cập vào bài đăng trên blog.

Chỉ số 4, 5, 6: Giá mỗi lần truy cập (Cost-per-visit), Giá mỗi nhấp chuột (Cost-per-click), Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng (Cost-per-lead)

  • Cost-per-visit:
  • Cost-per-click:
  • Cost-per-lead:

Những số liệu này sẽ giúp bạn xác định xem liệu hiệu suất của nền tảng quảng cáo để đạt được mục tiêu chiến dịch có đáng giá hay không.

Cho dù con số đó tốt hay xấu thì nó vẫn phụ thuộc vào mục tiêu của ban. Ví dụ: nếu bạn muốn tạo lưu lượng truy cập thì không cần quá lo lắng về việc cost-per-lead cao. Tuy nhiên, nếu bạn đang liên kết đến trang landing, với mục tiêu chính là có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn thì bạn có chi phí mỗi khách hàng tiềm năng (cost-per-lead) rất cao. Bạn cần xem xét và tối ưu hóa trang đích đó để tăng các chuyển đổi đó và giảm cost-per-lead xuống.

Điều này cũng tùy thuộc vào mục tiêu giá mỗi chuyển đổi của bạn và ngân sách của bạn (trong hầu hết các trường hợp, bạn cần phải chi tiêu nhiều hơn để khai thác thêm nền tảng truyền thông xã hội này).

Làm cách nào để bạn hiểu được dữ liệu?

Chúng ta cần phầ bổ một số lượng ngân sách đáng kể để theo dõi và điều chỉnh quảng cáo phù hợp trong thời gian thực. Ngay cả khi một chiến dịch đang hoạt động tốt bạn vẫn phải đảm bảo việc tìm được khách hàng mới. Việc đánh giá và cam kết hiệu quả của chiến dịch vẫn vô cùng khó khăn. Vì vậy bạn có thể tìm đến những agency lớn như Admicro để được tư vấn, cung cấp giải pháp Social media và cam kết hiệu quả tuyệt đối hơn.

Hà Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.