Brand safety là gì? Bài toán bảo vệ thương hiệu trước bão khủng hoảng

22 Thg 04

Rủi ro khủng hoảng truyền thông tăng cao trong thời đại số khiến cho Brand Safety (An toàn thương hiệu) trở thành mối quan tâm hàng đầu của các marketer. Hãy cùng tìm hiểu Brand Safety là gì? Làm thế...

Rủi ro khủng hoảng truyền thông tăng cao trong thời đại số khiến cho Brand Safety (An toàn thương hiệu) trở thành mối quan tâm hàng đầu của các marketer. Hãy cùng tìm hiểu Brand Safety là gì? Làm thế nào để có thể bảo vệ an toàn thương hiệu trong một môi trường internet đầy rủi ro? Doanh nghiệp cần làm gì để có thể tạo nên một “tấm khiên” Brand Safety vững chắc trước bão khủng hoảng?

Brand safety là gì?

Brand safety hay An toàn thương hiệu được hiểu là tập hợp những công cụ và biện pháp được sử dụng nhằm bảo vệ hình ảnh và uy tín thương hiệu khỏi những tác động tiêu cực từ các nội dung thiếu lành mạnh khi tham gia quảng cáo trực tuyến. 

Cụ thể, khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ quảng cáo trên mạng internet, quảng cáo có thể bị hiển thị tại những vùng nội dung “bẩn”, thiếu lành mạnh. Hoặc do doanh nghiệp chưa có quy trình kiểm duyệt quảng cáo, dẫn đến những quảng cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Việc xuất hiện cùng những nội dung này sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín thương hiệu, vì vậy Brand Safety ra đời với mục tiêu bảo vệ doanh nghiệp khỏi tác động tiêu cực đó. 

Brand safety là gì?

Với các biện pháp bảo vệ an toàn thương hiệu này, quảng cáo của nhãn hàng sẽ được chọn lọc vùng xuất hiện, đảm bảo quảng cáo hiển thị trên những nội dung “sạch”, phù hợp với thương hiệu. Đồng thời, Brand safety đòi hỏi quy trình kiểm duyệt khắt khe, giúp các nội dung quảng cáo đáp ứng tiêu chuẩn cộng đồng.

>>> Xem thêm: Giá trị thương hiệu là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao giá trị thương hiệu?

Vai trò của Brand safety trong thời đại số

Những rủi ro trên môi trường số hóa luôn tiềm tàng và sẵn sàng tấn công, làm xấu hình ảnh doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Từ đó, tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhãn hàng:

  • Theo báo cáo của Trustworthy Accountability Group (TAG), 80% người dùng có xu hướng tránh hoặc ngừng mua sản phẩm khi quảng cáo được đặt cạnh các nội dung tiêu cực.
  • Khảo sát của Brand Safety Institute cũng chỉ ra rằng: 73% người tiêu dùng cảm thấy danh tiếng thương hiệu bị hủy hoại khi đặt quảng cáo cạnh các nội dung độc hại trên Facebook.

Vì vậy, vai trò của của các giải pháp An toàn thương hiệu trong thời đại số đang được các doanh nghiệp chú trọng hơn bao giờ hết. 

Vai trò của Brand safety trong thời đại số

Công cụ này tạo nên một lá chắn an toàn, giúp quảng cáo của thương hiệu được hiển thị đúng các khu vực nội dung lành mạnh, có liên quan. Đồng thời một số giải pháp Brand Safety cho phép kiểm duyệt chính xác nội dung của quảng cáo trước khi đăng tải, đảm bảo thương hiệu không vi phạm những tiêu chuẩn cộng đồng hay chính sách quảng cáo.

Những công cụ này cũng bảo vệ thương hiệu trước những kẻ lừa đảo trên môi trường số. Giúp nhãn hàng an toàn những hành động lừa đảo kiếm lợi luận, gian lận lượt nhấp chuột, gian lận lượt hiển thị,... Nhờ đó, Brand Safety không chỉ bảo vệ hình ảnh hưởng hiệu mà còn tối ưu chi phí của quảng cáo trực tuyến. 

Sự khác biệt giữa sự phù hợp thương hiệu và an toàn thương hiệu

Có khá nhiều marketer bị nhầm lẫn giữa sự phù hợp thương hiệu và an toàn thương hiệu, bởi hai khái niệm có một số điểm tương đồng. Sự phù hợp thương hiệu trong marketing trực tuyến là khi quảng cáo được kết hợp với những vùng nội dung phù hợp với nhận diện, phong cách và mục tiêu của thương hiệu. 

Sự phù hợp thương hiệu là một bộ phận nằm trong an toàn thương hiệu - Brand safety. Sự phù hợp cho phép bảo vệ thương hiệu về khía cạnh nhận diện, giúp thương hiệu không bị ảnh hưởng bởi các nội dung xấu, không liên quan. Tuy nhiên, sự phù hợp là cần thiết nhưng chưa đủ để bảo vệ thương hiệu thực sự an toàn. Có rất nhiều yếu tố khác có thể tác động đến an toàn thương hiệu ngoài sự phù hợp như: Nội dung và hình ảnh của chính quảng cáo đó, tác động từ kẻ gian trên mạng,...

Ví dụ: Một thương hiệu về thời trang cao cấp phù hợp để hiển thị trên những website giải trí, đời sống,... nhưng không nên xuất hiện trên những trang website phim lậu vì có thể làm giảm giá trị thương hiệu - Đó là sự phù hợp. Tuy nhiên Brand Safety không chỉ dừng lại ở đó mà còn kiểm duyệt xem hình ảnh quảng cáo của thương hiệu có vi phạm pháp luật, chính sách hay chứa thông tin nhạy cảm không,... phát hiện rủi ro khủng hoảng, vi phạm an toàn,...

Các mối đe dọa gây ảnh hưởng đến Brand safety

Chỉ riêng trong năm 2019, có tới 50000 video clip có nội dung độc hại, vi phạm pháp luật đã xuất hiện trên Youtube, 21 thương hiệu lớn bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT & TT) yêu cầu dừng quảng cáo và yêu cầu giải trình. Tới năm 2021, Google đã tiếp tục chặn tới 3.4 tỷ quảng cáo và hơn 1.6 tỷ tên miền và trang chứa nội dung vi phạm tiêu chuẩn. 

Những con số cho thấy, ngày càng có nhiều mối đe dọa đối với Brand Safety với những hậu quả rất khó lường, bao gồm các những nguy cơ đến từ trong và ngoài doanh nghiệp như: 

  • Nội dung quảng cáo độc hại: Các nội dung có tính chất chống phá nhà nước, bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy,... có thể vô tình xuất hiện bên trong chính quảng cáo của nhãn hàng do quá trình kiểm duyệt không kỹ lưỡng hoặc chưa có đủ kiến thức về điều khoản, pháp luật.
Các mối đe dọa gây ảnh hưởng đến Brand safety
  • Nội dung quảng cáo chưa chủ đề nhạy cảm: Điển hình bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa, Đường lưỡi bò, Liên quan đến chính trị,... Những nội dung gây tranh cãi này rất dễ bị xuyên tạc, cắt ghép và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
  • Quảng cáo rơi vào vùng nguy hiểm: Ham quảng cáo giá rẻ có thể khiến hình ảnh thương hiệu rơi vào các website độc hại, phản động,... là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi nói đến Brand Safety.
  • Gian lận quảng cáo: Theo Integral Ad Science có đến 42% quảng cáo trực tuyến không thực sự nhìn thấy bởi user thực. Hiện tượng giả mạo lượt click, giải mạo người dùng,... khiến cho các doanh nghiệp thiệt hại rất lớn về mặt chi phí quảng cáo.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và internet, tốc độ lan truyền thông tin trên mạng tăng lên đột biến. Vì vậy, khi xảy ra khủng hoảng, phạm vi và tốc độ ảnh hưởng sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. 

Điển hình như vụ việc của của Yody và Grab khi đăng ảnh bản đồ Việt Nam thiếu đi hai vùng biển quan trọng: Hoàng Sa và Trường Sa. Hai thương hiệu mất điểm trầm trọng trong mắt người tiêu dùng chỉ sau một vài ngày ngắn ngủi diễn ra khủng hoảng. Dù nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, nhưng rất khó để cải thiện những nhận định tiêu cực về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Từ sự việc Yody và Grab xin lỗi về sự cố dùng bản đồ sai lệch chủ quyền Việt Nam: Lời cảnh tỉnh cho các Marketers về Brand Safety

Giải pháp phòng tránh rủi ro thương hiệu

Trong thời đại số, khủng hoảng có thể lan truyền chỉ trong vài giây click chuột. Việc xử lý khi khủng hoảng đã xảy ra trở nên rất khó khăn. Vì vậy, việc sử dụng Brand Safety để phòng tránh rủi ro là điều không thể thiếu với mọi nhãn hàng. 

Để hạn chế tối đa những tác động xấu tới thương hiệu, trước tiên bạn cần xác định bộ tiêu chuẩn thương hiệu cốt lõi cho chiến dịch Marketing. Trong đó bao gồm: những nội dung phù hợp, đồng điệu với thương hiệu, chấm điểm các website hiển thị quảng cáo, các từ khóa tiêu chuẩn khi lựa chọn những nội dung xung quanh quảng cáo,... 

Giải pháp phòng tránh rủi ro thương hiệu

Giải pháp phòng tránh rủi ro thương hiệu

Giải pháp tiếp theo của Brand Safety là kiểm duyệt nội dung quảng cáo thật kỹ lưỡng trước khi đăng tải. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đủ năng lực để kiểm duyệt chính xác nội dung, cần có sự tham vấn của các bên thứ ba có chuyên môn. Họ là những người có thể giúp doanh nghiệp kiểm chứng mức độ an toàn thương hiệu của quảng cáo, kiểm tra gian lận quảng cáo, đánh giá mức độ rủi ro của chiến dịch,...

Đặc biệt, công nghệ là một trong những giải pháp rất hữu ích được ứng dụng trong Brand Safety hiện nay. Một số nền tảng công nghệ cho phép nhãn hàng nhận cảnh cáo realtime khi có những nguy cơ vi phạm an toàn thương hiệu.

Lời kết:

Trước một môi trường internet đầy rủi ro khủng hoảng, bài toán an toàn thương hiệu cần được nhãn hàng chú trọng hơn bao giờ hết. Việc tìm hiểu Brand Safety là gì và xây dựng một lá chắn vững mạnh không chỉ bảo vệ hình ảnh thương hiệu mà còn giúp tối ưu chi phí, hiệu quả cho các chiến lược quảng cáo. Hi vọng rằng những nội dung trên sẽ góp phần giúp bảo vệ sự an toàn cho thương hiệu của bạn.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.