Báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kì Covid-19

26 Thg 05

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Là một phần trong nỗ lực thu thập các dữ liệu của Facebook với Ngân hàng Thế giới và OECD về Tương lai của Doanh nghiệp. Facebook đã hợp tác với Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ để tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 86.000 chủ doanh nghiệp, quản lý hoặc làm việc cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), bao gồm khoảng 9.000 người quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả của cuộc khảo sát dưới đây sẽ cung cấp những hiểu biết tốt hơn cho các doanh nghiệp và cũng để họ có những thay đổi chiến lược kinh doanh hợp.

Tóm tắt ý chính

1. Doanh nghiệp nhỏ đang phải đóng cửa và đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

  • 31% chủ sở hữu và người quản lý cho biết các SMB của họ hiện chưa hoạt động lại.
  • Với các doanh nghiệp tư nhân, con số này tăng lên 52%, trong đó 55% là do phụ nữ lãnh đạo.
2. Những thách thức lớn nhất của SMBs là tiếp cận nguồn vốn và hành vi của khách hàng.
  • 28% SMB cho biết thách thức lớn nhất mà họ sẽ gặp phải trong vài tháng tới là dòng tiền.
  • 20% cho biết thách thức lớn nhất của họ là thiếu nhu cầu từ người tiêu dùng.
3. Để thích ứng với cuộc khủng hoảng đang diễn ra, SMB đang chuyển dịch sang các công cụ Internet.
  • 51% doanh nghiệp báo cáo về mức tăng trưởng về tương tác trực tuyến với khách hàng của họ.
  • 36% doanh nghiệp tư nhân sử dụng các công cụ trực tuyến cho biết họ đang tiến hành các hoạt động bán hàng trực tuyến.
  • 35% doanh nghiệp đã thay đổi các vận hành và mở rộng việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số.
Nguồn: AdExchanger
>> Xem thêm: Đâu sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

4. Các chủ doanh nghiệp nhỏ đang chật vật cân bằng giữa việc điều hành một doanh nghiệp và chăm sóc gia đình riêng của họ.

  • Gần một nửa (47%) chủ sở hữu và người quản lý SMB cho biết, họ cảm thấy kiệt sức khi cố gắng cân bằng điều hành hoạt động kinh doanh và gia đình riêng cùng một lúc.
  • 62% số người được hỏi cho biết họ dành 1 - 4 giờ mỗi ngày cho các hoạt động nội trợ hoặc chăm sóc gia đình.
  • Các quản lý doanh nghiệp là phụ nữ (33%) cho biết những trách nhiệm trong gia đình đã ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào hiệu suất công việc của họ cao hơn so với đàn ông (25%).
5. Nhân viên đang phải đối mặt với hoàn cảnh kinh tế tồi tệ.
  • Phần lớn nhân viên không được nghỉ ốm (74%) hoặc nghỉ phép (70%) mà được trả lương. Với các nhân viên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, quán cà phê và nhà hàng, con số này tăng lên lần lượt là 93% và 94%.
  • Chỉ 45% chủ sở hữu và quản lý của SMB cho biết, họ sẽ thuê lại nhân viên sau khi nền kinh tế hồi phục. Điều này cũng xảy ra tương tự với 32% doanh nghiệp cá nhân.
6. Tuy nhiên, các chủ sở hữu và nhà quản lý SMB vẫn lạc quan và kiên cường.
  • 57% SMB cho biết, họ vẫn lạc quan/ cực kỳ lạc quan về tương lai của doanh nghiệp.
  • Chỉ 11% doanh nghiệp đang hoạt động dự kiến ​​sẽ thất bại trong ba tháng tới.

Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc giãn cách xã hội cả bắt buộc và tự nguyện để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh Covid-19 cùng với sự sụt giảm về nhu cầu của người dùng về hàng hóa và dịch vụ cá nhân đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến SMB tại Mỹ.

Hoạt động kinh doanh bị đóng cửa

Theo khảo sát, 31% SMB đã ngừng hoạt động trong 3 tháng qua. Tình hình này trở nên tồi tệ hơn đối với kinh doanh cá nhân (52%), khách sạn, quán cà phê và nhà hàng (43%) và các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể dục hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp khác (41%).

Trong số các doanh nghiệp báo cáo phải ngừng hoạt động, 71% đã đóng cửa từ ngày 1 tháng 3 năm 2020, 18% đóng cửa vào tháng 2 và 4% đóng cửa vào tháng 1. Biểu đồ 1 dưới đây tóm tắt về tỷ lệ doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trong ba tháng qua theo từng ngành:

Những lý do chính được các chủ doanh nghiệp đưa ra khiến họ phải đóng cửa hoạt động của doanh nghiệp như: (62%) cho rằng cần phải tuân thủ các nghị định của chính phủ hoặc cơ quan y tế, trong khi một phần nhỏ hơn cho rằng nguyên nhân là do những thách thức tài chính (9%) hoặc thiếu nhu cầu của khách hàng (7%).

Người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ

Ngay cả khi các doanh nghiệp vẫn hoạt động, người lao động vẫn phải đối mặt với việc cắt giảm tài chính do mất việc làm hoặc cắt giảm giờ làm việc. Trong khi 3% doanh nghiệp báo cáo rằng số lượng nhân viên của đang ở mức tăng dần, 44% cho biết họ phải cắt giảm số lượng nhân viên hoặc công nhân tại doanh nghiệp vì dịch bệnh. Trong số các doanh nghiệp cắt giảm số lượng nhân viên, có đến 22% sa thải hơn 10 người. Việc sa thải nhiều hơn 50 nhân viên đã ảnh hưởng nặng nề nhất tại Trung Tây.

Khi mỗi doanh nghiệp nào đóng cửa hoặc phải sa thải người lao động, điều này ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng những người phụ thuộc vào đồng lương để hỗ trợ cuộc sống cho chính họ và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức địa phương khác. Khoảng 65% chủ sở hữu và người quản lý cho biết, kể từ khi doanh nghiệp của họ đóng cửa, công nhân không thể nhận thêm tiền lương, tiền thưởng dịch vụ, trợ cấp thất nghiệp hoặc bất kỳ hỗ trợ bảo hiểm y tế nào. Cũng nằm trong xu hướng này, đối với các doanh nghiệp cá nhân, con số đó đã tăng lên 77%.

25% nhân viên được hỏi cho biết, họ có thể dựa vào thu nhập hộ gia đình từ vợ (hoặc chồng) của mình, 19% thì sử dụng khoản tiền tiết kiệm cá nhân. Một phần lớn người được hỏi cho biết họ không nhận được tiền lương khi nghỉ ốm (74%) hoặc nghỉ phép (70%). Chỉ có 19% nhân viên bán lẻ được hưởng chính sách khi gặp rủi ro. Trong số các nhân viên khách sạn, quán cà phê và nhà hàng, 94% cho biết họ không nhận được lương khi nghỉ phép, 93% không được nghỉ ốm và chỉ 18% có quyền sử dụng bảo hiểm y tế.

Người lao động thất nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ

Triển vọng việc làm cho công nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không chắc chắn. Theo khảo sát: chỉ có 45% chủ sở hữu và người quản lý các doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ thuê lại những người lao động khi hoạt động kinh doanh của họ được phục hồi, con số này là 32% với các doanh nghiệp tư nhân.

Còn theo các ngành hàng cụ thể, 63% khách sạn, nhà hàng và quán cà phê cho biết họ sẽ mời người lao động làm việc trở lại, trong khi các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá và khai thác, con số này giảm xuống còn 27%. Cũng đáng chú ý là 19% chủ sở hữu và người quản lý của các doanh nghiệp tư nhân đang đóng cửa cho biết, họ vẫn giữ lại các nhân công của mình và trả một khoản tiền nhỏ cho họ, con số này ở các doanh nghiệp tư nhân là 9%.

Nguồn: Zing

Trong khoảng thời gian khó khăn này, mối quan tâm hàng đầu của họ là có đủ tiền để duy trì sinh hoạt gia đình (51%) và có đủ thực phẩm và sản phẩm cung cấp thiết yếu cơ bản (46%). Chỉ có 11% nhân viên cho biết rằng họ đã nộp đơn xin nhận sự trợ giúp từchính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ để đối phó với đại dịch.

Về tương lai, 59% những người có việc làm và thất nghiệp đều có phần lạc quan về tương lai công việc của họ, và chỉ 16% có xu hướng bi quan. Trong số đó, người lao động làm việc trong ngành nghề khách sạn, nhà hàng và quán cà phê có xu hướng bi quan hơn cả với con số là 24%.

Người dân và doanh nghiệp đang nỗ lực cố gắng để thích nghi

Triển vọng cho hoạt động mở cửa trở lại

2/3 các doanh nghiệp đóng cửa dự kiến ​​sẽ mở lại trong tương lai. Trong số 1/3 doanh nghiệp còn lại, 34% cho biết họ không thể thanh toán hóa đơn hoặc tiền thuê nhà của họ (55% ở Trung Tây). Bên cạnh đó, chỉ có 15% chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp cá nhân phải chịu áp lực tài chính. 27% cho biết họ không mong đợi được mở cửa lại vì lý do cá nhân.

Ngay cả khi thời gian mở lại, tương lai phía trước cũng chưa có gì rõ ràng và chắc chắn. 41% chủ sở hữu và người quản lý cho biết, họ có kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân để mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh, 39% chưa biết họ sẽ lấy tiền ở đâu. Điều này cũng đặt ra một vấn đề thực tế khác cho các doanh nghiệp cá nhân phải giải quyết, tương tự khi có 28% kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân, trong khi 53% không chắc chắn nguồn vốn cần thiết sẽ đến từ đâu.

Các vấn đề tài chính và tiếp cận nguồn vốn

Ba trong số năm doanh nghiệp được khảo sát trong báo cáo này cho biêt, 60% nói rằng họ đang chật vật xoay sở với một số vấn đề tài chính công ty. Đối với các doanh nghiệp ở miền Tây nước Mỹ, con số này lên tới 65%. Cụ thể, mọi người cho biết mối quan tâm chính của họ là liên quan đến tài chính và vốn trong đó: trả lương cho nhân viên (29%) thanh toán hóa đơn (28%). Đối với khách sạn, nhà hàng và quán cà phê, những con số này tăng lên tương ứng 44% và 54%.

Khoảng 40% doanh nghiệp báo cáo rằng dòng tiền của họ đã lớn hơn dòng tiền trong 30 ngày qua. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng dịch vụ, con số này tăng lên 49% và SMB liên quan đến xây dựng là 55%.

Biểu đồ 2 dưới đây phân tích chi tiết lĩnh vực về tài chính mà các doanh nghiệp và doanh nghiệp cá nhân quan tâm:

Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng đến dòng tiền xuất hiện trong danh sách các mối quan tâm cấp bách của các doanh nghiệp đang hoạt động: 76% báo cáo họ đang rất lo ngại về vấn đề tài chính của công ty trong ba tháng tới. Biểu đồ 3 cung cấp tỷ lệ phản hồi về tình trạng dòng tiền cho các doanh nghiệp trong 30 ngày qua.

 41% chủ doanh nghiệp và người quản lý cho biết, họ có thể rút tiền từ tài khoản tiết kiệm cá nhân, 11% từ gia đình và bạn bè, 7% từ đóng góp của cộng đồng và 4% từ thẻ quà tặng cho khách hàng. Thật thú vị khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, tin tức sẽ sử dụng đóng góp cộng đồng (18%), trong khi khách sạn, quán cà phê và nhà hàng là 15%.

Các doanh nghiệp cũng đang dịch chuyển sang các tổ chức xã hội để được giúp đỡ. Khi được hỏi điều gì sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thích nghi với đại dịch nhất, 45% chủ sở hữu và quản lý SMB đang điều hành cho biết các khoản vay không lãi suất hoặc các gói hỗ trợ tài chính khác.

50% SMB đã nộp đơn xin hỗ trợ vốn từ chính phủ trong 30 ngày trước cuộc khảo sát, 11% từ các khoản vay ngân hàng truyền thống và 6% từ các khoản trợ cấp vốn từ khu vực tư nhân. Còn với các doanh nghiệp cá nhân, con số tương tự lần lượt là 25%, 4% và 6%. Đối với các doanh nghiệp ở Trung Tây, những con số này cao hơn, lần lượt là 60%, 16% và 9%. Sự thay đổi này cũng khác nhau tại những khu vực khác nhau.

Biểu đồ 4 đưa ra những phân tích cụ thể về các nguồn vốn tiềm năng cho các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp cá nhân.

Những thách thức về nguồn cung ứng

Trong số các SMB được khảo sát: 40% các nhà quản lý chủ sở hữu cho biết, họ phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung, bao gồm 67% SMB bán lẻ, 35% doanh nghiệp cá nhân và 50% khách sạn, quán cà phê và nhà hàng. Cụ thể, 61% trong số họ đang gặp phải nguồn cung giới hạn một sản phẩm cụ thể và giao hàng chậm trễ (56%).

Trong bối cảnh này, sự linh hoạt của doanh nhân là chìa khóa để giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Để duy trì nguồn cung, 13% doanh nghiệp đang sử dụng nhà cung cấp mới, 18% đang trì hoãn các đơn hàng và 24% đã điều chỉnh lịch giao hàng.

Nhiều người được khảo sát cho biết họ chủ động về việc giữ cho khách hàng, nhân viên, gia đình và cộng đồng của họ an toàn trong mùa đại dịch (48% báo cáo họ đã lau dọn sạch văn phòng và không gian làm việc thường xuyên hơn, 45% cung cấp găng tay, khẩu trang, nước rửa tay và thiết bị bảo vệ khác cho công nhân của họ), 47% báo cáo rằng họ cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm làm sạch.

Tập trung vào doanh nghiệp tư nhân

Bằng cách mở ra những con đường truyền thông mới, internet đã tạo cơ hội mới cho mọi người điều hành các doanh nghiệp cá nhân trực tuyến.  Trong khảo sát này, 9% số người được hỏi (khoảng 9.000 người) mô tả bản thân là doanh nghiệp tư nhân, trong đó hơn 55% trong số đó do nữ giới lãnh đạo.

Những con số bằng chứng mà dữ liệu đã đưa ra, cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra đang khiến các doanh nghiệp cá nhân lâm vào tình trạng  đặc biệt khó khăn. Họ có khả năng phải ngừng hoạt động, với nhiều vấn đề từ các hoạt động cơ bản như hậu cần và vật tư, và họ có ít khả năng hỗ trợ làm việc từ xa trong thời gian dài (55% không thể duy trì công nhân làm việc tại nhà trong dài ngày).

Những người điều hành các doanh nghiệp cá nhân có ít quyền truy cập vào các nguồn tiền như tiền lương và thu nhập, tiết kiệm cá nhân và thu nhập từ một doanh nghiệp khác, do đó, họ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán các chi phí gia đình.

Dịch chuyển công nghệ

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, internet vẫn là huyết mạch trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. 79% doanh nghiệp nói rằng, họ đã thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng với nhu cầu mới từ người tiêu dùng bao gồm cả những việc như mở rộng sử dụng thanh toán kỹ thuật số (35%), cung cấp giao hàng curbside - là khi người mua chờ trong xe, và nhân viên nhà hàng sẽ mang đồ được đặt hàng tới tận xe (23%) và dịch vụ giao hàng tận nhà (24%). Các doanh nghiệp ở Đông Nam có sự thay đổi hoạt động kinh doanh nhiều hơn, với 27% cung cấp giao hàng Curbside và 27% cung cấp giao hàng tại nhà.

Tóm lại, nhờ sự phát triển của Internet đã giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gan dịch bệnh Covid-19 hoành hành. 30 ngày trước cuộc khảo sát, 23% doanh nghiệp báo cáo đã sử dụng các công cụ đặt hàng kỹ thuật số, 16% cung cấp dịch vụ giao hàng và 37% sử dụng công cụ thanh toán kỹ thuật số. 36% các doanh nghiệp tư nhân hoạt động sử dụng các công cụ trực tuyến cho biết, họ đang tiến hành thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.

Các doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo có nhiều khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến (43%) và công cụ thanh toán kỹ thuật số (40%), so với chỉ số tương ứng là 37% và 34% của các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo. Tổng quát hơn, 40% doanh nghiệp (và 31% doanh nghiệp tư nhân) đang sử dụng quảng cáo trực tuyến để duy trì hoạt động kinh doanh trong đại dịch này.

Nguồn: SmallBusiness

Các công cụ này phục vụ nhu cầu của SMB tốt như thế nào: 56% lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng các công cụ trực tuyến cho doanh nghiệp cho hay, họ đã tạo ra ít nhất một nửa doanh số thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Trong đó, sự chênh lệch này diễn ra rõ ràng hơn tại các doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo với 59% doanh số đến từ các nền tảng kỹ thuật số trong khi với các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo, con số này là 54%.

Tuy nhiêm, những công cụ này không phải là "thần dược" cho mọi doanh nghiệp. Theo khảo sát, khoảng 51% số doanh nghiệp cho biết, phần lớn các tương tác giữa khách hàng và nhân viên cần được thực hiện ở cùng một địa điểm thực tế. Tương tự, 35% chủ sở hữu / người quản lý doanh nghiệp hoạt động báo cáo rằng họ không thể làm việc từ xa, với nam giới là 42% nhiều hơn nữ giới là 28%.

Đáng chú ý, sự thay đổi này diễn ra đa dạng theo các ngành công nghiệp. 17% các nhà quản lý doanh nghiệp SMB truyền thông, thông tin nói rằng họ không thể làm việc tại nhà, 67% nnhà quản lý khách sạn, quán cà phê và chủ nhà hàng cũng cho biết tình trạng tương tự.

Cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa

Cũng trong thời điểm báo cáo này, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và các chiến lược trong thời gian tới. Khảo sát của chúng tôi tiến hành vào tháng 4 cho thấy: Trong số các doanh nghiệp hiện đang hoạt động, 11% nói rằng họ không mong đợi tiếp tục hoạt động sau 3 tháng tới nếu dịch bệnh vẫn chưa được khống chế. Với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, 28% cho rằng lo ngại về dòng tiền và 20% lo lắng về việc thiếu nhu cầu từ người tiêu dùng. Tóm lại, các doanh nghiệp cần nguồn vốn và cần người người dùng.

Chuẩn bị cho sự mở cửa trở lại

Trong số các chủ sở hữu và quản lý của các doanh nghiệp đang đóng cửa: 57% cho biết, điều họ mong chờ nhất để các hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường trở lại phụ thuộc rất nhiều vào sự cho phép của chính phủ, 20% khác cho rằng phụ thuộc vào nguồn vốn.

Hiện tại, chỉ có 28% trong số tất cả các doanh nghiệp được khảo sát báo cáo có hạn mức tín dụng hoặc khoản vay từ một tổ chức tài chính. 41% chủ sở hữu và người quản lý có kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân để mở lại hoạt động kinh doanh, trong khi 45% doanh nghiệp hoạt động cho biết các khoản vay không lãi suất hoặc hỗ trợ tài chính khác vì nhu cầu cấp thiết của họ.

Các doanh nghiệp ở Trung Tây có nhiều khả năng nhận được hỗ trợ tài chính, với 40% cho biết họ đã có hạn mức tín dụng hoặc khoản vay, so với 23% doanh nghiệp Đông Bắc, 26% doanh nghiệp Đông Nam và 24% doanh nghiệp phương Tây.

Giải quyết những nỗi lo mới

Khi chủ doanh nghiệp và người quản lý xem xét các lựa chọn của họ, họ lo lắng về những rủi ro khi vay tiền hoặc mở một dòng tín dụng. Mặc dù họ đang rất cần nguồn vốn, nhưng 47% doanh nghiệp lo ngại việc vay tiền vì họ không chắc có thể trả lại hay không. Chỉ hơn một nửa các chủ doanh nghiệp đang hoạt động báo cáo rằng họ sẽ sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân, nhưng không rõ liệu số tiền đó có đủ để "cứu" doanh nghiệp. Biểu đồ 5 phân tích chi tiết các lĩnh vực quan tâm của các doanh nghiệp truyền thống và tư nhân về nguồn vốn.

Khi được hỏi 3 chính sách mong muốn nhất của họ để giúp doanh nghiệp tái mở cửa trở lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp chia sẻ đó là: tiếp cận và đảm bảo tín dụng (36%), trợ cấp lương (38%) và hoãn thuế (34%). Bên cạnh đó còn tồn tại thực tế về nhu cầu chi tiêu sinh hoạt gia đình, ai cũng có nhu cầu giúp đỡ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, bất kể là chủ sở hữu quản lý doanh nghiệp hay công nhân lao động. Báo cáo cũng cho biết, nữ giới sẽ có nhu cầu chi tiêu này thường xuyên hơn nam giới (27% so với 19%).

Chỉ có 9% doanh nghiệp xin miễn giảm thuế An sinh xã hội như là một trong ba biện pháp mong muốn hàng đầu của họ. Biểu đồ 6 cho thấy các chính sách cần thiết nhất theo tỷ lệ phản hồi của các doanh nghiệp. Truy cập thông tin Mặc dù là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cập nhật những tin tức kịp thời đến người dùng nhưng chỉ có 4% chủ sở hữu và người quản lý SMB đã chọn thông tin truy cập như là thách thức chính của họ. Mặc dù 28% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ không có đủ thông tin để đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của mình trong đại dịch này (bao gồm 34% doanh nghiệp ở Trung Tây), sự thiếu hụt thông tin tổng thể không đáng lo bằng những tin tức thiếu xác thực đang được lưu truyền. 56% những người được khảo sát cho biết, việc truy cập thông tin là một thách thức lớn khi có quá nhiều thông tin được đăng tải mỗi ngày, gây hoang mang dư luận khiến họ không biết nên tin ai và tin vào điều gì. Trong số này, có 55% nhận tin tức từ mạng Internet, 52% từ chính phủ và cơ quan y tế, 45% từ phương tiện truyền thông xã hội, 28% bạn bè và gia đình và 20% các nhóm hỗ trợ trực tuyến. Cuối cùng, các nguồn viện trợ hoặc các gói hỗ trợ phải tính đến nhu cầu cấp thiết để đảm bảo nhu cầu chi tiêu trong gia đình. 10% chủ sở hữu và người quản lý của các doanh nghiệp cho biết việc chăm sóc các thành viên trong gia đình (trẻ em, người già, người lớn phụ thuộc....) là mối quan tâm chính của họ. Gần một nửa (47%) trong số những người được báo cáo cảm thấy kiệt sức khi cố gắng điều hành doanh nghiệp và chăm sóc hộ gia đình cùng một lúc. Và 29% lo ngại về việc mang COVID-19 về nhà. Khi được hỏi về các trách nhiệm gia đình ảnh hưởng tới khả năng tập trung làm việc ra sao, 29% các chủ sở hữu và nhà quản lý đã trả lời "Rất ảnh hưởng", con số lớn hơn nhân viên (26%). Những nhà quản lý là nữ giới cho biết họ bị ảnh hưởng cao hơn nam giới (33% so với 25%). Để nhìn nhận rõ hơn, biểu đồ 7 và 8 dưới đây phản hồi chi tiết về các trách nhiệm gia đình ảnh hưởng đến khả năng làm việc, khảo sát theo cấp bậc và giới tính của chủ sở hữu/nhà quản lý. Về khối lượng công việc: 62% đã trả lời rằng họ dành 1 đến 4 giờ cho các hoạt động chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó, 21% nam giới và 29% nữ giới nhận thấy rằng trách nhiệm gia đình ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung vào công việc của họ. Trong số 13% số người dành hơn sáu giờ mỗi ngày cho các hoạt động gia đình, số lượng nữ giới cao hơn nam giới (14% so với 12%). Biểu đồ 9 thể hiện thời gian mà chủ sở hữu/nhà quản lý dành cho các hoạt động gia đình, được chia theo giới tính. >> Xem thêm: Quảng cáo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam? Tạm kết Hy vọng bản cáo cáo trên sẽ giúp bạn nắm được bức tranh tổng thể về 1 nền kinh tế đang gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng để có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý. Mặc dù sự khủng hoảng đó có thể diễn ra không đồng đều và ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, cà phê hơn. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những thách thức hiện tại, nhiều người vẫn giữ niềm tin tươi sáng và lạc quan vào tương lai. Sự lạc quan đó, cùng với bằng chứng về các doanh nghiệp hành động nhanh chóng và sáng tạo để tìm ra những cách thức mới để tiếp cận và phục vụ khách hàng, cho thấy tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn luôn thích ứng kịp thời để đối phó với đại dịch. Xem toàn bộ báo cáo tại ĐÂY. Phương Thảo - MarketingAI Theo Facebook Data for Good
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.