Account Executive là gì ? Những tố chất cần có của một Account Executive

17 Thg 07

Account Executive là một nghề khá mới ở Việt Nam, là ngành mới hấp dẫn phù hợp với những người trẻ năng động, có đam mê trong ngành Marketing. Với thu nhập hấp dẫn, làm việc trong môi trường năng...

Account Executive là một nghề khá mới ở Việt Nam, là ngành mới hấp dẫn phù hợp với những người trẻ năng động, có đam mê trong ngành Marketing. Với thu nhập hấp dẫn, làm việc trong môi trường năng động tại các công ty Digital Marketing, Account Executive đang trở thành một nghề “hot”, được nhiều bạn trẻ mới ra trường chọn làm công việc của mình để trải nghiệm và học hỏi. Vậy Account Executive là gì?

Account executive là gì

Account là gì? Account Executive là gì ? (Nguồn: Novaon)

Với câu hỏi Account Executive là gì thì có thể hiểu cơ bản là người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (client) trong một công ty quảng cáo (agency). Từ “executive” trong cụm này có ý là “execute” (thực hiện) – nghĩa là người đảm nhận vị trí này chịu trách nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (execute) trong công việc quảng cáo, ví dụ như chọn kênh truyền thông, phân phối, đàm phán hợp đồng… Account Executive cũng được giao nhiệm vụ mang về nhiều khách hàng hơn cho công ty nhằm tăng doanh thu.Trong ngành quảng cáo và Marketing, những người giữ chức vụ Account Executive thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng. Account Executive được xem là cầu nối giữa công ty và khách hàng hiện tại, có nhiệm vụ quản lý những vấn đề phát sinh hàng ngày và đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Lương của account executive rơi vào khoảng 350-500 USD ở mức lương cứng.

Vậy, Senior Account Executive  là gì? Senior Account Executive là những người chiu trách nhiệm chính trong việc quản lý các vấn đề giao tiếp hàng ngày với khách hàng. Họ sẽ tiếp nhận khách hàng từ nhân viên sale. Sau đó thực hiện theo dõi, đảm nhiệm hỗ trợ và đảm bảo tiến độ cung cấp sảm phẩm cho khách hàng.

Công việc hàng ngày của Account executive

  • Tìm kiếm khách hàng, trở thành đầu mối liên lạc với khách hàng được phân công
  • Thuyết phục, trình bày các ý tưởng, đề nghị của agency nhằm có được sự chấp nhận của khách hàng
  • Giải quyết kịp thời các thắc mắc và phàn nàn của khách hàng sau đó đưa ra giải pháp hợp lý nếu có căng thẳng.
  • Báo cáo lại các vấn đề nghiêm trọng lên vị trí quản lí bộ phận account nếu cần thiết
  • Hỗ trợ chào bán sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh
  • Xây dựng concept, lên ý tưởng, làm proposal tính kinh phí và đưa ra những tư vấn về marketing, quảng cáo, chiến lược và cách quản lý nhằm mục đích quản lý công việc tốt hơn.
  • Đàm phán và xử lý cũng như ký hợp đồng với khách hàng, xử lý vấn đề liên quan.
  • Thực thi công việc sau khi được khách hàng chấp nhận, Account executive sẽ quản lý dự án và khiến kế hoạch thực thi một cách tốt nhất
  • Khi dự án kết thúc thì Account executive sẽ cần gửi báo cáo tổng kết cho khách hàng, giúp thanh lý hợp đồng và hỗ trợ bộ phận kế toán thu hồi công nợ. Ngoài ra thì chăm sóc khách hàng để có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng là điều cần thiết.

KPI công việc Account Executive

  • Thời gian trung bình phản hồi khách hàng.
  • Chỉ số Net Promoter Socre (NPS) hay còn gọi là chỉ số hài lòng của khách hàng.
  • Tỉ lệ khách hàng quay lại hoặc dùng tiếp sản phẩm (Returning Customer)
  • Số lượng khách hàng trung bình trên một Account

Các vị trí trong ngành Account Management

Ngành Account Management có rất nhiều vị trí, dưới đây là sắp xếp các vị trí trong ngành Account Management từ thấp đến cao, các ban có thể nghiên cứu và có thể lựa chọn để phấn đấu đó là:

- Account Executive: Đây là vị trí đầu tiên, được xem là khởi đầu của nghề Account Management của một công ty quảng cáo. Nhiệm vụ chính là liên hệ tư vấn và thực thi các dự án cho khách hàng.

- Account Manager: Khi đã làm 2-3 năm ở vị trí Account Executive thì nếu đủ năng lực sẽ được thăng chắc lên Account Manager. Đây là giai đoạn giúp bạn hoàn thiện kỹ năng và kiến thức để có thể có cái nhìn bao quát hơn về toàn ngành Account Management.

- Account Director: Sau khi đã làm việc 1 thời gian ở vị trí Account Manager thì họ có thể trở thành Account Director. Tuy nhiên, công việc của account director sẽ khác một chút đó là cần xây dựng các mối quan hệ với các đối tác, và đưa ra các định hướng chiến lược cho khách hàng. Ngoài ra còn cần giải quyết sự cố xảy ra nếu có, và quản lý các cấp dưới là Account Managerment và Account Executive. Đây là một công việc đầy trách nhiệm nên mức lương cũng vô cùng hấp dẫn và được nhiều người mong ước có được.

Điểm khác nhau giữa Sale và Account Executive là gì?

Account Executive có nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi, quản lý khách hàng, có một vị trí khác có công việc tương tự thế này chính là Account Team, sales team. Tuy nhiên Account phức tạp hơn sales rất nhiều.

>> Xem thêm: Sales là gì

Những tố chất cần có của một Account Executive 

Không phải ai cũng phù hợp với nghề Account Executive bởi đặc thù ngành Account cũng cần những tố chat nhất định để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là những tố chất cần có của một Account Executive "lành nghề":

Kiến thức chuyên môn giỏi và kỹ năng nắm bắt nhanh

Để phát triển trong ngành thì việc nắm vững chuyên môn, các kiến thức cũng như quy trình công việc là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Account Executive phải là người có chuyên môn nhất định về tổ chức sự kiện (nếu làm trong một công ty tổ chức sự kiện) để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất và khả thi cho cả khách hàng lẫn công ty họ, vừa thuyết phục được khách hàng bang những am hiểu và kinh nghiệm của mình trên lĩnh vực này ngay cả khi không có bộ phận Event đi cùng hỗ trợ. Việc lắng nghe và nắm bắt thông tin nhanh cũng rất cần thiết khi trao đổi và đàm phán với khách hàng, điều này thể hiện bạn hiểu rõ yêu cầu của khách để cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp như yêu cầu họ mong muốn.

Kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc

Những tố chất cần có của một Account Executive là gì

Những tố chất cần có của một Account Executive là gì? (Nguồn: IUHers)

Vì công việc của một Account Executive là cầu nối giữa client và agency nên một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu đó chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau, từ đồng nghiệp đến đối tác. Những Account Executive giỏi rất nhanh chóng và nhất quán trong việc chia sẻ thông tin quan trọng. Đó có thể là cập nhật thông tin chiến dịch cho client hay tình hình của client cho đồng nghiệp để sử dung trong các dự án hoặc báo cáo tình hình của các client lớn cho ban giám đốc. Về phía agency, một Account Executive giỏi luôn làm việc chăm chỉ để agency có thể vận hành tốt, cải thiện doanh thu. Là người biết cách làm thế nào để báo giá dự án chính xác nhất và sau đó sử dung nguồn lực của team để thực thi dự án đảm bảo phạm vi ngân sách đã được báo cho client. Không những thế, để trở thành một account executive giỏi, bạn cần sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và chịu được áp lực công việc cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Agency là gì

Ý tưởng sáng tạo không ngừng

Account Executive là người biết dành thời gian để nghiên cứu, khảo sát về client, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp… để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ cho client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì bạn không thể áp đặt những ý tưởng cũ cho một chiến dịch mới và thế giới Marketing, xu hướng luôn thay đổi buộc bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức mỗi ngày. Khi bạn không có ý tưởng mới sáng tạo mà cứ đi theo lối mòn, sớm muộn bạn cũng sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Account executive phải biết cách để định vị agency của mình thật tốt cũng như đưa ra những giải pháp sáng tạo giúp cho client nổi bật trên thị trường.

Có khả năng hoạch định kinh tế

Account Executive còn làm những công việc như: giám sát ngân sách thực hiện khách hàng, soạn thảo báo cáo theo dõi tiến độ, các chỉ số đo lường các chiến dịch hay sử dung các công cụ nghiên cứu tracking để thực hiện việc thống kê và báo cáo định kỳ…. Có thể bạn sẽ hơi "choáng ngợp" vì sự đa năng công việc mà Account Executive làm nhưng trách nhiệm luôn đi đôi với quyền lợi, đâu phải ngẫu nhiên mà Account Executive là vị trí không thể thay thế trong các công ty quảng cáo. Con đường sự nghiệp của Account Executive sẽ khó khăn và lắm thử thách đỏi hỏi sự kiên trì nhưng phần thưởng cũng rất xứng đáng cả về sự tôn trọng, phúc lợi trong công ty cũng như những cơ hội cá nhân phát triển bản thân. Rất nhiều nhân sự sau khi nắm giữ vị trí Account của những tập đoàn quảng cáo lớn tự tin bắt đầu công ty quảng cáo riêng của mình.

Kết luận:

Để tìm việc làm vị trí Account không phải là điều quá khó, cũng không quá dễ. Quan trọng là bạn phải hiểu rõ Account Executive là gì, mình có những gì và thiếu những gì, tính cách của bạn có phù hợp với nghề hay không. Nếu bạn đam mê với Account hay thử tìm một Agency có ưu thế trong lĩnh vực của bạn đang theo đuổi.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.