3 xu hướng phát triển mạng xã hội sẽ được đón nhận vào năm 2020

03 Thg 02

Trong những năm gần đây, tiếp thị trên mạng xã hội luôn là một công việc quen thuộc đối với mọi Marketer. Tuy nhiên, mạng xã hội luôn thay đổi liên tục cùng với đó là việc công nghệ cũng được cập nhật thường xuyên khiến cho nhiều thương hiệu cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Để duy trì tính cạnh tranh, mọi thương hiệu cần theo kịp các xu hướng và những thay đổi mới nhất về mặt công nghệ. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ theo dõi một vài xu hướng tiếp thị truyền thông xã hội có thể mang lại cơ hội lớn, cũng như thách thức cho các Digital Marketer trong năm 2020.

Tổng quan về tiếp thị mạng xã hội

Hiện nay, bối cảnh tiếp thị trên các mạng xã hội được cập nhật một cách liên tục và nhanh chóng đến mức khó có thể theo kịp. Tiếp thị mạng xã hội hiện nay được tích hợp rất nhiều vào các quy trình công việc khác nhau, và ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ cũng như những đổi mới khác. Điều đó đang phá vỡ cách người tiêu dùng khám phá và mua sắm các sản phẩm trực tuyến, cũng như ảnh hưởng đến hành trình mua hàng và thay đổi cách họ tương tác với thương hiệu.

Để duy trì tính cạnh tranh, mọi thương hiệu cần theo kịp các xu hướng và cập nhật các công nghệ mới nhất. Bài viết sẽ gợi ý một vài xu hướng tiếp thị mạng xã hội cũng như các thách thức cho các marketer trong việc thực hiện tiếp thị kỹ thuật số trong năm 2020.

3 xu hướng phát triển mạng xã hội

Storytelling sẽ sớm thay thế các cập nhật trên truyền thông mạng xã hội

Stories đã trở thành một định dạng phương tiện truyền thông mạng xã hội ngày càng phổ biến. Cụ thể:
  • Instagram Stories được sử dụng bởi hơn 500 triệu người mỗi ngày.
  • WhatsApp Status, phiên bản Stories trên ứng dụng này cũng được 500 triệu người sử dụng hàng ngày.
  • Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg đã lưu ý vào năm 2018 rằng Stories đã đi đúng hướng trở thành các bài đăng trên Feed và là cách phổ biến nhất để mọi người chia sẻ trên tất cả các ứng dụng xã hội.
  • Và quan trọng, một phần tư người dùng Millennials và Gen Z đang tìm kiếm Stories để tìm hiểu thông tin thương hiệu và sản phẩm.

Với tất cả những dẫn chứng trên, sẽ rất hợp lý nếu các thương hiệu tìm cách tăng sự tập trung vào Stories hơn. Dù rằng định dạng Stories đem đến những cơ hội tương tác mới, nhưng các thương hiệu vẫn sẽ gặp phải một số thách thức đáng kể. Với định dạng nội dung chuyển động nhanh và tần suất dày đặc như vậy, làm thế nào để thương hiệu có thể trở nên nổi bật? Làm thế nào để tạo ra những Stories đáng nhớ khiến người dùng ngay lập tức thu hút từ lần thầy đầu tiên?

Chìa khóa chính nằm ở việc sử dụng các công cụ sao cho phù hợp – và thật may mắn, ngày càng nhiều các tùy chọn Stories được đưa ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó. Ví dụ, BoostApps gần đây đã ra mắt một công cụ tạo nội dung cho tất cả các nhu cầu truyền thông xã hội của bạn, bao gồm cả tạo Story.

Hoặc StoryBoost là một lựa chọn khôn ngoan. Ứng dụng cung cấp công cụ tạo Stories với giá cả phải chăng, giúp tất cả mọi người, từ người mới đến chuyên gia kết hợp các khung câu chuyện thú vị, hấp dẫn hơn. Ứng dụng StoryBoost cung cấp các mẫu Templêt tuyệt vời và thậm chí các ý tưởng nội dung được viết sẵn, sẽ giúp bạn tạo ra các yếu tố sáng tạo phù hợp với nhu cầu tiếp thị ngày nay.

(Nguồn: Socialmediatoday)

Sự cá nhân hóa đang thay thế những trải nghiệm gián đoạn

Theo truyền thống, tiếp thị mạng xã hội – cũng giống với hầu hết các chiến thuật marketing phổ biến khác – là làm gián đoạn bất cứ điều gì người dùng đang làm vào bất cứ khoảng thời gian nào (như xem video, lướt feed…) để nhắc họ về thương hiệu của bạn.

Nhưng các chiến thuật gián đoạn đang dần lỗi thời trong thế giới hiện đại, khi mà người tiêu dùng có quyền kiểm soát hơn bao giờ hết. Họ có quyền cho phép quảng cáo nào có quyền xuất hiện trên feed của họ, nội dung nào mà họ muốn tương tác, và hơn nữa là đang có rất nhiều những thông điệp cạnh tranh để giành lấy sự chú ý từ khách hàng. Tóm lại, giành được thời gian từ họ mới chính là mấu chốt. Các công cụ cá nhân hóa tiên tiến và đa kênh phục vụ cho việc này bằng cách cung cấp nhiều khả năng tiếp thị tích hợp hơn và khai thác dữ liệu để tùy chỉnh thông điệp.

Ví dụ: Starbucks kết hợp các chiến lược đa kênh trong các chiến dịch cá nhân hóa thông qua ứng dụng di động, từ đó cung cấp các trải nghiệm độc đáo, được nhắm mục tiêu tới từng khách hàng, dựa trên thông tin mua hàng và vị trí tại cửa hàng.

Tìm kiếm một đối tác công nghệ để giúp bạn phân tích dữ liệu khách hàng của mình và mấu chốt là xây dựng các trải nghiệm được cá nhân hóa. Ở cấp độ tiếp theo, các công cụ hỗ trợ AI cho phép truy cập dữ liệu rộng hơn, do đó, có thể đảm bảo rằng bạn đang cung cấp cho mỗi khách hàng những gì họ cần, đồng thời theo dõi hành vi của họ dựa trên những tính toán của bạn. Nhưng tuy nhiên, khi sử dụng dữ liệu cá nhân của mọi người, mối quan tâm về quyền riêng tư cũng cần được xem xét.

Bạn không “sở hữu" dữ liệu cá nhân của ai đó chỉ vì họ đồng ý mua thứ gì đó từ bạn hoặc đăng ký từ trang web của bạn. Để "biện minh" cho quá trình thu thập và sử dụng dữ liệu của bạn, bạn cần có khả năng cung cấp giá trị đổi lại – vì vậy, trong khi thu thập insight có vẻ như đang là con đường tốt nhất, thu thập dữ liệu hữu ích, có chức năng, cho phép bạn xây dựng hệ thống tốt hơn, là những gì bạn thực sự cần.

Người tiêu dùng thường sẵn sàng cung cấp cho các công ty thông tin cá nhân của họ miễn là họ thấy giá trị của nó đối với họ (ví dụ: trải nghiệm phù hợp, khả năng tùy chỉnh sản phẩm và giao dịch được cá nhân hóa).

Cá nhân hóa thời gian thực (tức là cá nhân hóa dựa trên dữ liệu hoàn thành trong chưa đầy một giây) là một xu hướng phát triển nhanh được cung cấp bởi machine learning và AI. Hãy tưởng tượng trang web của bạn thay đổi theo thời gian thực dựa trên cách người dùng tương tác với nó.

Một lần nữa, tương lai của cá nhân hóa tiếp thị là có thể cung cấp cho người dùng của bạn những gì họ cần, ngay cả trước khi họ biết họ cần nó. Và con đường dẫn đến điều này chính là thu thập những dữ liệu liên quan để giúp xây dựng sự hiểu biết của bạn về insight của khách hàng.

Công nghệ AR đang mang đến nhiều cơ hội kết nối hơn

Augmented Reality (AR) là việc phủ các vật thể ảo lên trên môi trường thế giới thực, quen thuộc nhất là việc sử dụng máy ảnh trên điện thoại thông minh. Nhưng không giống như thực tế ảo, (VR) là loại bỏ hoàn toàn thế giới thực, AR nâng cao tầm nhìn của bạn, cũng có thể biến nó thành một công cụ marketing hiệu quả hơn, vì nó cho phép người tiêu dùng nhìn thấy mọi thứ trong bối cảnh thế giới thực.

AR cho phép các thương hiệu tạo ra những trải nghiệm độc đáo, nhập vai, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ hội kết nối và xây dựng thương hiệu. Với AR, các thương hiệu cuối cùng sẽ có thể cung cấp các tour du lịch ảo, tổ chức các sự kiện ảo và cho phép các khách hàng dùng thử sản phẩm của họ mà không cần phải rời khỏi cuộc sống thoải mái trong căn nhà của mình.

(Nguồn: Socialmediatoday)

Tương lai đầy thách thức nhưng thú vị

Tiếp thị mạng xã hội đang bước vào kỷ nguyên mới, và ngày càng được thúc đẩy bới sự phát triển từ công nghệ. Để thích ứng với các công nghệ mới này, các thương hiệu cần xây dựng công nghệ tiếp thị gắn kết. Tin tốt là công nghệ marketing mạng xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh để đáp ứng những nhu cầu về phần mềm marketing thông minh hơn, tích hợp hơn, đa nền tảng và phần mềm marketing học máy đã được cải thiện. Các Website đang trở nên nhanh hơn và việc thu hút khách hàng thậm chí còn khó khăn hơn. Câu trả lời cho điều này nằm ở việc xây dựng sự hiện diện đa nền tảng và sử dụng dữ liệu tổng hợp từ tất cả các kênh để giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường.

Nam Trương - MarketingAI

(Theo Socialmediatoday)

   
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.