3 bí kíp giúp hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội

17 Thg 09

Tháng 4 năm 2020, Accenture đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thay đổi về định hướng và cách mua sắm của người tiêu dùng.

Giãn cách xã hội khiến các cửa hàng buộc phải tạm đóng cửa, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách tiếp cận đối với Thương mại điện tử và website. Bởi trong bối cảnh hiện tại, người tiêu dùng có xu hướng tối ưu hoạt động mua trực tuyến, họ so sánh về chi phí, cân nhắc về những đánh giá sản phẩm trước khi mua.

(Ảnh: Social Media Today)

Điều này kéo theo khối lượng người dùng khổng lồ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hầu hết người tiêu dùng trực tuyến để tìm kiếm những thông tin về sản phẩm lành mạnh, tiết kiệm chi phí và trong khu vực địa phương. Nghiên cứu của Accenture cũng cho thấy người tiêu dùng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến ngay cả khi tình hình dịch bệnh lắng xuống.

Những thông tin về lưu lượng truy cập trên mạng xã hội có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp và các marketer? Hãy cùng Marketing Ai khám phá 3 cách giúp doanh nghiệp khai thác triệt để những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng để đẩy hoạt động mạnh thương mại điện tử trong nội dung tiếp theo dưới đây!

1. Thu hút khách hàng bằng những đánh giá tích cực trên Facebook

Nếu doanh nghiệp chưa bật xếp hạng và đánh giá trên trang Facebook của mình thì đã đến lúc các marketer cần xem xét và khởi động tính năng này. Các thương hiệu nên mời khách hàng của mình chia sẻ những trải nghiệm và đánh giá sản phẩm, dịch vụ của mình, để bạn bè, người thân của họ, thậm chí là những khách hàng mục tiêu khác cũng nhìn thấy, cảm nhận được thương hiệu của bạn đáng tin, đáng lựa chọn.

Trong số những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng đánh giá doanh nghiệp trên Facebook, marketer cần chú ý không được xóa các đánh giá tiêu cực. Những khách hàng có trải nghiệm không tốt về sản phẩm, dịch vụ có thể để lại những đánh giá gay gắt trên trang Facebook của doanh nghiệp. Các marketer cần dành thời gian để giải quyết những vấn đề như trên thay vì xóa hay ẩn đi.

Nếu trang Facebook của doanh nghiệp đang có những đánh giá xấu, hãy tập hợp chúng lại và nhanh chóng xử lý, vì những đánh giá này có thể tạo ấn tượng xấu cho khách hàng tiềm năng. Nhưng nếu doanh nghiệp xử lý tốt, có thể biến chúng thành cơ hội thuyết phục khách hàng của mình tin tưởng và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Thiết lập lòng tin của khách hàng thông qua những quảng cáo có giá trị và chân thực

Các thương hiệu cần ý thức được rằng, những sự thật nửa vời trên quảng cáo sẽ khiến khách hàng ngờ vực về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Trong bối cảnh hiện tại, người tiêu dùng vốn đã hoang mang trước tình hình dịch bệnh, những quảng cáo phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ đẩy khách hàng ra xa hơn.

Những nội dung Social Marketing phải chính xác, trung thực và đúng trọng tâm. Marketer cần xem qua phần giới thiệu trang, những nội dung quảng cáo để xóa những phần chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, đồng thời thêm các chi tiết liên quan đến cách doanh nghiệp quan tâm và phục vụ khách hàng.

3. Cá nhân hóa thông điệp quảng cáo cho tập khách hàng địa phương

Qua nghiên cứu, Accenture cũng nhận thấy, người tiêu dùng hiện có xu hướng mua các sản phẩm trong phạm vi địa phương hơn, vừa rút ngắn quãng thời gian chờ đợi nhận được hàng, vừa ủng hộ hoạt động kinh doanh trong địa phương của mình. 

Mặt khác, những chuyến hàng vận chuyển quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách giãn cách của nhiều quốc gia. Điều này khiến các mặt hàng địa phương cũng có nhiều cơ hội hơn.

Đồng thời, những người tiêu dùng trong phạm vi địa phương cũng dễ tiếp nhận thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp hơn. Việc truyền tải thông điệp được cá nhân hóa và địa phương hóa đến khách hàng mục tiêu sẽ là hành trình dài của các doanh nghiệp

Các thương hiệu cũng cần quan tâm hơn đến sự an toàn và sức khỏe của các cá nhân, tập thể. Vừa qua Facebook đã triển khai nhiều tính năng khác nhau, cho phép doanh nghiệp hiển thị cách họ cập nhật các hoạt động và quy trình của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh COVID-19. Những cập nhật này bao gồm cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, giờ hoạt động, danh sách sản phẩm,...

Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến ngày một nhiều. Chính vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đang sở hữu những yếu tố có thể đem đến lợi ích cho khách hàng, các marketer cần khai thác triệt để những yếu tố ấy. Trên các kênh truyền thông xã hội, doanh nghiệp cần nỗ lực chỉ ra cho khách hàng những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

Huyền Nguyễn - Marketing AI

Theo Social Media Today

>> Có thể bạn quan tâm: “Hô biến” blog cũ với 9 thủ thuật SEO hiệu quả
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.