22 định dạng nội dung truyền thông thiết yếu trong năm 2020 (Phần 1)

17 Thg 03

Trong suốt thập kỷ qua, Content marketing trên các nền tảng social media đã trở thành một công cụ lý tưởng thu hút các doanh nghiệp B2B và B2C với ngân sách eo hẹp. Nội dung trên mạng xã hội không mất nhiều chi phí để sản xuất, có thể đăng tải miễn phí và khách hàng dễ truy cập, ngay cả với những doanh nghiệp nhỏ nhất. Nhưng đừng vội nên cho rằng chi phí rẻ sẽ không đem lại hiệu quả cao; những thương hiệu quốc tế khổng lồ như Taco Bell, Starbucks, J.Crew hay Calvin Klein cũng đang triển khai các chiến dịch truyền thông rất thuyết phục qua nền tảng Instagram để thúc đẩy doanh số thương mại điện tử qua mỗi mùa lễ.

Vậy những loại nội dung trên mạng xã hội nào thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp? Bạn có thể đạt được thành công trong marketing trên các nền tảng social media, bằng cách sử dụng các nền tảng trang web xã hội giống như cách mọi người đang làm tại nhà hay không? Điều đầu tiên phải nói đó là, mạng xã hội chính là phương tiện tối ưu hiện nay cho các doanh nghiệp đẩy lên các nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, 46% người dùng sẽ hủy theo dõi hoàn toàn một thương hiệu nếu họ đăng tải quá nhiều thông điệp quảng cáo.

>>> Xem phần 2 tại: 22 định dạng nội dung truyền thông thiết yếu trong năm 2020 (Phần 2)
(Nguồn: Pinterest)

Nói một cách khác, nội dung Marketing không thể chỉ tập trung hoàn toàn vào việc push-sale nếu bạn muốn thành công. Nội dung trên mạng xã hội là sự hòa trộn giữa công việc và giải trí. The Manifest - một doanh nghiệp phân tích kinh doanh đã đưa ra những phát hiện sâu sắc về cách mọi người tương tác trên các phương tiện truyền thông xã hội vào năm 2019 như sau:

  • 94% người dùng đăng tải nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội.
  • 42% người làm vậy ít nhất một lần/ngày.
  • Nội dung phổ biến nhất mà mọi người đăng là hình ảnh (69%), các dòng thông báo cập nhật về cuộc sống (47%) và video (46%).
  • Facebook là kênh phổ biến nhất.
  • 48% người dùng có xu hướng chia sẻ nội dung của người khác và 24% có xu hướng chia sẻ nội dung của họ.

Điều thật sự đáng chú ý ở đây đó là tất cả những thông số trên cũng sẽ được áp dụng cho các nội dung marketing cho công ty của bạn:

  • Nội dung trên các nền tảng xã hội có thể mang lại lợi ích cho hầu hết mọi doanh nghiệp.
  • Việc đăng tải nội dung thường xuyên sẽ vô cùng có lợi.
  • Văn bản và liên kết đến các trang sản phẩm / dịch vụ là chưa đủ. Hình ảnh, tin tức và video sẽ làm gia tăng sự tương tác nhiều hơn.
  • Facebook là kênh có nhiều người tham gia nhất (mặc dù tùy chọn kênh của bạn sẽ thay đổi theo thị trường kinh doanh).
  • Mạng xã hội là nơi tuyệt vời nhất để chia sẻ các nội dung của riêng bạn, nhưng phần lớn những gì bạn chia sẻ có lẽ là đến từ người khác (ví dụ như từ một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn)

Điểm nổi bật ở đây là bạn có thể đa dạng hóa nội dung của mình theo từng thể loại, trên từng nền tảng và mục đích khác nhau. Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn và mỗi lựa chọn đều có một chiến lược riêng.

Các dạng nội dung truyền thông trên mạng xã hội

Để xây dựng đầy đủ nội dung một mục cho một kênh mạng xã hội, bạn phải mất nhiều thời gian để xây dựng nội dung. Tập hợp các dạng nội dung hữu ích cho khách hàng của bạn, những nội dung mang tính giáo dục hoặc giải trí. Hình ảnh, video, liên kết, download hay các dạng nội dung khác đều có thể mang lại giá trị và thúc đẩy tương tác: hai yếu tố quan trọng nhất mà bạn muốn đạt được từ hình thức marketing bằng nội dung trên nền tảng xã hội. Có rất nhiều dạng nội dung cho các doanh nghiệp phát triển, mỗi dạng nội dung đều sẽ mang một vai trò và sắc thái riêng.

(Nguồn: Dribbble)

1. Blog

Một blog của doanh nghiệp được thiết kế đa dạng sẽ là một trong những cách tốt nhất để tăng lượng truy cập và tăng SEO cho trang web của bạn. Nó cũng được coi là những tư liệu “hot” để chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Các bài viết hướng dẫn hoặc dạng danh sách luôn thu hút một lượng lớn khán giả. Vì thế, hãy cố gắng tạo nên những tiêu đề hay, hấp dẫn bằng cách cho thêm số lượng hoặc ví dụ minh họa vào tiêu đề.

2. Podcast

Nhiều người đã chuyển từ đài phát thanh hoặc máy nghe nhạc sang podcast trực tuyến khi đi làm và trong lúc tập thể dục. Chính vì thế, hãy làm mọi cách để giúp họ khám phá thêm về các nội dung trên kênh podcast của bạn bằng cách thu hút sự chú ý của họ trong các khoảng thời gian “chết” của họ.

3. Hội thảo trực tuyến (Webinars)

Đầu tiên, bạn có thể đưa các vé trực tuyến tham gia webinar cho những người đã đăng ký qua form biểu mẫu để thu lead ( khách hàng tiềm năng), sau đó bạn có thể tải nó lên Youtube Live và chia sẻ nó lên mạng xã hội sau khi Webinar kết thúc.

4. Infographic

Định dạng này được thiết kế phù hợp nhằm tạo sự tương tác và chia sẻ cao cho các bài viết trên mạng xã hội. Nó bắt mắt, chứa đầy đủ thông tin, dễ dàng tiếp cận và được thiết kế thông minh, gọn gàng.

5. Case studies

Case Studies cho thể cho khách hàng tiềm năng của bạn thấy được cách doanh nghiệp bạn đã giải quyết vấn đề của các khách hàng như thế nào trong quá khứ. Case Studies sẽ giúp thúc đẩy quá trình push-sale lên gấp đôi vì chúng là nguồn tài nguyên hỗ trợ bán hàng mạnh mẽ.

6. Báo cáo nghiên cứu

Cho dù đó là nghiên cứu của riêng bạn hay từ các nghiên cứu công khai khác, đây luôn là dạng nội dung “gây sốt” đối với các khách hàng B2B. Nếu bạn không có thời gian để thực hiện một bản nghiên cứu đầy đủ, hãy thử với phiên bản rút gọn rất phổ biến, bao gồm các sự kiện và con số thống kê đi kèm.

(Nguồn: Vector Stock)

7. Đánh giá của khách hàng

Tương tự như dạng nội dung Case studies, đánh giá từ khách hàng là cách mà khách hàng kể một câu chuyện về thương hiệu dựa trên quan điểm của họ. Nó cũng có thể là một lời trích dẫn ngắn gọn, một câu nói có khả năng nhận được nhiều lượt chia sẻ.

8. Sách điện tử (eBooks)

Các nội dung giáo dục thường mang giá trị cao và chạm tới những “pain point" (điểm đau) của khách hàng, có thể giúp ích rất nhiều trong việc thu thập danh sách khách hàng tiềm năng sau khi họ đã để lại thông tin liên hệ trên các trang Landing pages.

9. Phỏng vấn

Văn bản, video, âm thanh ... các cuộc phỏng vấn là định dạng bất khả tri và linh hoạt. Vì thế, hãy tạo ra các định dạng phù hợp cho nội dung liên quan đến phỏng vấn trên từng nền tảng xã hội bạn sử dụng.

10. Demo

Đây là dạng nội dung bạn có thể triển khai tại các cửa hàng online. Sử dụng video, đồ họa hướng dẫn hoặc buổi live stream trực tiếp để cung cấp cho mọi người cơ hội được trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ trước khi họ mua.

11. Đánh giá sản phẩm

Mọi người thường tin tưởng bạn bè, gia đình và những người tiêu dùng khác nhất. Điều này làm cho social media trở thành nơi hoàn hảo để đăng tải công khai các đánh giá tích cực.

12. Whitepaper (Sách trắng)

Whitepaper thường là một tài liệu bán hàng và marketing được sử dụng để lôi kéo hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm hoặc mua sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc phương pháp giải quyết vấn đề. Mục đích của Whitepapers là để quảng bá một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc phương pháp nhất định và gây ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Nhiều Whitepaper được thiết kế cho mục đích marketing B2B, ví dụ như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

13. Các bài viết Roundup

Bạn có thể không giỏi trong việc thực hiện các nghiên cứu của riêng mình, nhưng chắc chắn bạn có thể làm tốt công việc thu thập tất cả các thông tin, trích dẫn hoặc nội dung có ảnh hưởng nhất trong ngành thành một danh sách dễ hiểu. Về cơ bản, các bài viết Roundup chỉ tổng hợp nội dung hoặc lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành, vậy nên dạng nội dung này không quá khó thực hiện.

14. Checklists

Đây là một bảng tính để giúp người đọc theo dõi từng bước trong quá trình hoặc đánh giá một quyết định; dạng nội dung này rất hiệu quả trong việc so sánh các sản phẩm với nhau.

15. Audiobook

Nếu bạn đã viết nội dung trên Sách điện tử (eBooks), thì hãy bổ sung định dạng nội dung âm thanh cho nó để khán giả có thể nghe trên đường đi làm.

(Nguồn: Dribbble)

16. Memes

Một hình ảnh chứa các ký hiệu (memes) dễ thương sẽ thể hiện được sự hài hước của thương hiệu và giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, cũng như xây dựng hình ảnh nhân văn và gần gũi hơn trên mạng xã hội.

17. PSA (Thông báo dịch vụ công cộng)

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà sự giám sát về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp được đẩy lên cao. Một thông báo dịch vụ công đáng suy ngẫm sẽ mang ý nghĩa tích cực cho thương hiệu của bạn.

18. Các câu trích dẫn (Quotes)

Các thông điệp truyền cảm hứng, gây ngạc nhiên, mang nhiều trải nghiệm sâu sắc và tất nhiên là có liên quan đến doanh nghiệp/sản phẩm của bạn sẽ là một dạng nội dung đem lại nhiều hiệu quả. Các câu nói trích dẫn là dạng nội dung phổ biến cho các bài đăng trên mạng xã hội và nó thường được trích từ các câu nói của nhà lãnh đạo ngành, người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng, nhà văn, nhà sử học hoặc triết học.

19. Video và GIF

Các video ngắn có sự đa dạng, linh hoạt đang ngày càng phổ biến trên các trang mạng xã hội. Nội dung quảng bá cũng tốt, nhưng bạn cũng nên thử các thông điệp mang tính giáo dục, hài hước hay có tính cá nhân trong đó. Ngay cả một GIF sáng tạo ngắn gọn cũng có thể tạo ra bùng nổ về tương tác.

20. Hình ảnh

Hình ảnh có thể kết hợp rất hoàn hảo với các dạng nội dung như lời trích dẫn, cảm nhận từ khách hàng, hay blog, thật ra là hầu hết các nội dùng đều cần hình ảnh... Đầu tư cho phần “visual” của bài viết nhiều hơn chắc chắn có thể thúc đẩy sự tương tác cao hơn.

21. Câu đố (Quiz)

Các câu đố có thể được tạo ra với mục đích vui là chính (ví dụ như câu hỏi “Bạn thích hương vị của sản phẩm nào?”) nhưng cũng có thể mang tính thực tế, nghiên cứu hơn (như việc tìm hiểu về những "pain point" của khách hàng trong kinh doanh để đưa ra các giải pháp mang tính cá nhân hóa).

22. Poll thăm dò ý kiến

Trong mọi trường hợp, sự tương tác của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu! Hãy đưa ra một chiến dịch mà khách hàng có quyền bỏ phiếu, hoặc chỉ đơn giản là thu thập những phản hồi, đánh giá của khách hàng, nhằm phục vụ cho các sáng kiến trong tương lai.

>>> 11 cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội

Kết hợp các dạng nội dung với nhau luôn là chìa khóa để tạo ra một sự tương tác lớn. Đừng bao giờ bỏ qua các định dạng nội dung được truy cập tự do, như Blog, trang chủ đề chính với nội dung tổng quát (pillar page) hay hình ảnh trong bài,... vì truy cập tức thời luôn cách tăng lượng truy cập hiệu quả nhất cũng như đạt được lượng chia sẻ nhiều nhất.

Bên cạnh đó, việc tạo ra các định dạng nội dung có kiểm soát như Sách điện tử (eBooks), Sách trắng (Whitepapers), Báo cáo nghiên cứu hay Hội thảo trực tuyến (Webinars),... luôn là cần thiết để nội dung truyền thông của bạn thu hút đúng được tập khách hàng tiềm năng.

Hãy nhớ rằng, không phải tất cả các nội dung được sáng tạo ra đều nhằm quảng bá thương hiệu của bạn, hoặc được đăng trên tất cả các nền tảng xã hội. Những dạng nội dung như vậy nhằm tối đa hóa chiến lược của bạn với một góc độ tiếp cận cụ thể. Nó giúp tối ưu hóa nội dung cho khán giả và định dạng các kênh xã hội của bạn.

(Còn tiếp)

Tô Linh - MarketingAI

Theo G2 Learning Hub

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.