10 quảng cáo sử dụng chiến thuật Nostalgia marketing lay động trái tim mọi thời đại [P1]

31 Thg 03

Trong thời điểm hầu hết các hình thức marketing đều tập trung nhiều vào tương lai, Nostalgia marketing mang đến cho chúng ta một cái nhìn đơn giản hơn, trở về khoảng lặng - nơi mà mọi vấn đề và nhịp sống hối hả hiện đại đều tan biến. Thay vì dự đoán về tương lai, Nostalgia marketing (marketing hoài niệm) đưa con người hồi tưởng lại quá khứ tuyệt vời để quên đi thực tại. 

Theo các nhà khoa học, nỗi nhớ, sự hoài niệm mang lại cho chúng ta cảm giác ý nghĩa và trân trọng cuộc sống nhiều hơn. Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra, nỗi nhớ cũng khiến chúng ta kiểm soát "ngân sách" lỏng lẻo hơn. Trong một bài viết công bố trên Tạp chí người tiêu dùng cho thấy, cảm giác hoài cổ khiến những người tham gia sẵn sàng chi tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Và quảng cáo đã tận dụng điều này hiệu quả. Trong 5 năm qua, các quảng cáo Nostalgia marketing xuất hiện ngày một nhiều với thế hệ millennials là mục tiêu nhân khẩu học chính.

Để cung cấp cho bạn cảm hứng tạo các chiến dịch Nostalgia của riêng mình, chúng tôi đã chọn ra 10 ví dụ về quảng cáo sử dụng hình thức tiếp thị hoài cổ. Hãy xem chúng ta có thể học được gì từ những quảng cáo xuất sắc nhất trong thập kỷ qua.

1. Motorola Razr

Vào đầu những năm 2000, trước khi điện thoại thông minh phổ biến như hiện tại, Motorola là hãng điện thoại thống trị thời điểm này với dòng máy Razr nắp gập phẳng, có kích thước khá nhỏ.

Mặc dù nhược điểm lớn là bàn phím bấm số và màn hình nhỏ nhưng mọi người vẫn yêu thích Razr vì thiết kế và sự đơn giản của nó.

Vào năm 2019, Motorola đã gây được tiếng vang lớn khi giới thiệu lại một chiếc Razr mới và cải tiến, có màn hình cảm ứng gập khi mở ra. Trong TVC quảng cáo, chiếc Razr kiểu cũ được biến tấu theo kiểu thiết kế mới mô phỏng dựa trên phong cách dòng máy cũ. Rất nhiều người thích thú khi thấy sự truyền thống hiện đại pha trộn giữa Razr và Androi thế hệ mới.

2. Nintendo

Đối với trẻ em thế hệ những năm 80,90, trò chơi điện tử Nintendo là một phần của ký ức tuổi thơ. Đặc biệt là với những đứa trẻ lớn lên cùng anh chị em, họ nhớ lại cảm giác hoài niệm khi phải trưởng thành, xa cách người thân thuở thơ ấu.

Nintendo đã tận dụng được tâm lý này vào TVC quảng cáo bằng cách kể lại câu chuyện về hai anh em mê game Nintendo bỗng phải xa nhau vì bất đồng thuở nhỏ. Về sau họ vui vẻ đoàn tụ rồi gặp gỡ lại nhau trong game Nintendo Switch.

Đoạn quảng cáo này không chỉ nhắc nhở mọi người về cảm giác ấm áp khi lớn lên cùng với anh chị em mà còn nhắc nhở chúng ta về niềm vui tuyệt vời khi chơi trò chơi điện tử khi còn nhỏ. Ở cuối quảng cáo, hai anh em đã kết nối thông qua công nghệ AR khi chơi Switch. Điều đó cho thấy công nghệ của Nintendo đã phát triển vượt bậc giúp người dùng kết nỗi dễ dàng với bạn bè và người thân trên toàn thế giới hơn.

3. Australia Tourism Board

Thay vì đi theo mô típ quảng cáo truyền thống đơn giản giới thiệu các điểm đến đẹp nhất của Úc, trang Australia Tourism Board quyết định cải biên lại một đoạn quảng cáo du lịch theo một bộ phim viễn tưởng của thập niên 80 - Crocodile Dundee.

Đây là một cách rất thông minh bởi hãng đã nắm bắt tốt xu hướng dòng phim truyền hình đang nổi bật vào năm 2018-2019. Với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng, đoạn TVC quảng cáo của Australia đã tạo được tiếng vang lớn và thu hút được sự quan tâm của khán giả, đặc biệt với những ai là fan của bộ phim nổi tiếng Dundee.

>> Xem thêm: 10 bài học content marketing thành công từ các thương hiệu làm đẹp

4. Spotify

Vào năm 2016, dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc Spotify đã tiết lộ sự xuất hiện của một nhân vật mới trong TVC quảng cáo dài 30 giây do Wieden + Kennedy New York sản xuất. Theo đó, nhân vật chính Atreyu và chú rồng đồng hành tên Falkor đã tái hiện lại hình ảnh một bộ phim giả tưởng nổi tiếng năm 1984 có tên The Never Ending Story. 

Nhà sản xuất thậm chí trước đó còn yêu cầu các diễn viên của bộ phim (Noah Hathaway trong vai Atreyu và Alan Oppenheimer trong vai Falkor) cùng tham gia TVC quảng cáo này. Thành công của The Never Ending Story đã khiến khán giả xúc động hồi tưởng lại kỷ niệm thập niên cũ với những bản nhạc bất hủ.

5. Freia

Freia, một công ty sô cô la của Norweigan có một slogan rất nổi tiếng là "Et lite stykke Norge" (tên một vùng đất tại Na Uy). Slogan này được công ty SMFB Oslo tái hiện trong TVC mới sản xuất với mong muốn nhớ về quê hương socola một cách đơn giản, vui tươi nhất.

Theo đó, cốt truyện kể về một chàng trai nước ngoài tên Norweigan ở New York làm nghề tạo mẫu thời trang và luôn bận rộn với cuộc sống đô thị. Khi trở về nhà vào căn hộ vào một buổi tối, Norweigan tìm thấy một thanh socola Freia ăn dở trong chiếc tủ lạnh trống rỗng của mình. Sau khi cắn thanh socola, chàng trai bỗng nổi lên niềm xúc động mãnh liệt và muốn mua vé máy bay trở lại Na Uy để thăm cha và hòa mình vào cảnh quan hùng vĩ của quê hương.

Thông điệp của quảng rất rõ ràng: Hương vị sô cô la Freia vốn sẽ khiến bạn luôn nhớ về Na Uy, cho dù bạn có ở đâu trên thế giới.

 

Hải Yến - MarketingAI 

Theo blog.hubspot

> Có thể bạn chưa biết: Link phần 2 

 
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.