10 lời khuyên trong việc trò chuyện với phóng viên

10 Thg 02

Ngày nay nhiều nhân viên PR từ các doanh nghiệp còn khá "mù mờ" khi đề cập tới việc giao lưu và trò chuyện với các nhà báo cũng như các hoạt động bên trong của phòng tin tức. Dưới đây là một số câu trả lời về những vấn đề cấp thiết mà chúng ta gặp khi nói đến báo chí, ví dụ như có thời gian nào trong ngày phù hợp nhất để thực hiện pitch bài với phóng viên hay không? Hãy cùng MarketingAI tham khảo những lời khuyên khi làm việc với các nhà báo dưới đây, được Simon Neville, biên tập viên thành phố tại Hiệp hội báo chí chia sẻ.

1. Luôn mang lại giá trị

Làm thế nào để câu chuyện của bạn có thể mang thêm giá trị cho nhà báo hoặc độc giả của họ? Nhiều công ty rất vui vẻ khi đưa ra ý kiến ​​nhưng có xu hướng lặp lại những gì đã được nói. Vậy liệu dữ liệu bạn cung cấp thực sự thú vị, hay nó chỉ thú vị với khách hàng của bạn? Hãy tự hỏi bản thân mình tại sao một nhà báo muốn điều này và đưa những giá trị thật sự cho người đọc?

2. Nhà báo luôn bận rộn

Trung bình nhà báo sẽ nhận được khoảng 300 pitch mỗi ngày, nên họ vô cùng bận rộn. Giữa vô vàn các thông tin khác nhau, bài pitch của bạn rất dễ bị chôn vùi. Hãy chắc chắn rằng email của bạn nổi bật với một dòng chủ đề hấp dẫn.

3. Nên pitch vào khoảng thời gian sớm trong ngày

Tại Hiệp hội báo chí, có hai người từ 7 giờ sáng kiểm tra các email pitch khác thường, và gần đây, các phòng tin tức ngày càng được mở sớm hơn. Do vậy, bạn nên gửi câu chuyện của mình đi trước 9 giờ sáng. Thời điểm buổi sáng chính là chìa khóa để đưa tin, vì nhiều nhà báo ra ngoài nhiều hoặc bận các cuộc họp vào buổi chiều.

4. Thẳng thắn

Chính vì sự bận rộn nên các nhà báo lúc nào vội vàng. Dòng chủ đề của email luôn cần phải linh hoạt, vào thẳng vấn đề và họ có thể nắm được pitch gần như ngay lập tức. Luôn giữ mọi thứ ngắn gọn.

Image result for speak to a journalist
(Nguồn: Sister Cities International)

5. Tốc độ

Bạn nên luôn trong tình trạng có mặt và sẵn sàng mọi lúc, bởi vì các nhà báo làm việc nhanh chóng. Nếu một nhà báo phản hồi và yêu cầu làm rõ dữ liệu của bạn, phản hồi chậm có thể mất câu chuyện và cơ hội của mình. Nếu bạn không trả lời kịp thời, họ sẽ tìm ai đó khác để thực hiện điều đó.

6. Thực hiện những nghiên cứu cho họ 

Với rất nhiều mail pitch và các công việc khác, hầu hết các nhà báo không có thời gian để thực hiện các nghiên cứu. Đây có thể là một cơ hội tốt. Ví dụ, nếu bạn có một khách hàng bất động sản và chính phủ công bố dữ liệu về xây dựng nhà mới theo khu vực, bạn có thể thực hiện các nghiên cứu trên tập khách hàng của mình và rút ra một số phát hiện quan trọng và gửi cho các phóng viên. Họ sẽ rất chào đón những ai làm việc đó cho họ.

7. Hình ảnh rất quan trọng

Các nhà báo lúc nào cũng "khát" hình ảnh và thường dựa vào cùng một số ít ảnh stock có sẵn. Nếu khách hàng của bạn có một ngân hàng hình ảnh gốc và có thể chia sẻ, bạn nên thử gửi chúng cho các phóng viên. Điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.

8. So sánh là chìa khóa

Nếu chỉ sử dụng bộ dữ liệu để gửi cho phóng viên có thể khiến chúng bị nhàm chán. Hãy thử so sánh hai hay nhiều những bộ dữ liệu khác nhau để rút ra nhiều ý kiến và bài học, từ đó sẽ tạo ấn tượng tốt với phóng viên.

9. Cung cấp dữ liệu theo khu vực 

Tương tự như một phần của mục so sánh các dữ liệu, nếu có thể, bạn nên mở rộng và chia nhỏ các bộ dữ liệu của bạn theo vùng.

Image result for journalist art
(Nguồn: Your Story)

10. Luôn luôn kiểm tra

Luôn kiểm tra ý tưởng của bạn trước khi gửi đi. Nếu chủ đề là thứ bạn có thể vui vẻ thảo luận sôi nổi với bạn bè của mình, thì có lẽ đó là một câu chuyện thú vị và đáng để các phóng viên quan tâm. Còn nếu kể cả những người xung quanh bạn còn không quan tâm và tỏ thái độ thích thú thì không có lý gì các phóng viên và độc giả thấy hứng thú với thông tin của bạn.

Theo JBH

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.