1 năm trôi qua, cùng lý giải vì sao Việt nam không phạt thương vụ Grab mua Uber?

24 Thg 06

Thương vụ Grab mua Uber vào đầu năm 2018 vừa rồi đã tạo ra một cơn địa chấn trên tại thị trường Việt Nam. Nhiều người cho rằng, Grab sau hợp đồng đó gần như độc quyền tại thị trường 90 triệu dân, cũng như mức giá được đẩy lên quá cao khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Mặc dù, có nhiều hãng trong nửa cuối 2018, và đầu 2019 liên tiếp gia nhập thị trường gọi xe nhanh để tranh miếng bánh thị phần, nhưng Grab vẫn chiếm lượng người dùng khá cao. Vậy dù hơn 1 năm trôi qua, bạn có thắc mắc vì sao Việt Nam lại không phạt thương vụ Grab mua Uber như các nước khác không? Cùng MarketingAI tìm hiểu nhé

Điều tra sai đối tượng?

Hội đồng cạnh tranh Quốc gia mới đây đưa ra phán quyết phản bác lại kết luận của cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương). Theo những gì được chia sẻ, thì thương vụ Grab mua lại Uber tại Việt Nam, không đủ yếu tố để cục cấu thành hành vi tập trung kinh tế (độc quyền). Có thể tóm gọn lài là Grab không hề vi phạm bất kỳ luật cạnh tranh nào.

Theo báo cáo điều tra, GrabTaxi cung ứng dịch vụ trung gian kết nối vận tải trên nền tảng phần mềm của Grab, tương tự với Uber. Vì vậy, nhóm điều tra viên tập trung điều tra vào thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe và tài xế với ôtô dưới 9 chỗ ngồi.

Tuy nhiên, theo Hội đồng xử lý cạnh tranh, dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách trên nền tảng phần mềm, qua tổng đài có đặc tính giống và có thể thay thế cho nhau. Nói cách khác, phần mềm ứng dụng kết nối vận tải của Grab, Uber có thể thay thế bằng phương thức kết nối vận tải hành khách qua tổng đài của doanh nghiệp taxi truyền thống. Ngoài Grab, Uber thì trên thị trường còn có hơn 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối vận tải hành khách dưới 9 chỗ trên nền tảng phần mềm, tổng đài tại Hà Nội và ở TP HCM là 23 đơn vị. Như vậy, thị trường liên quan trong vụ việc là thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe với lái xe trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội, TP HCM.

(Nguồn: Thaitech)
 

Thêm vào đó, theo Grab chia sẻ thì nội dung hợp đồng chuyển nhượng là chuyển giao tài sản, và Grab không hề có một liên quan gì trong việc bỏ phiếu tại công ty Uber Việt Nam. Thế nhưng các cơ quan chức năng khẳng định rằng, Grab gần như kiểm soát toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam, nói như vậy là không đúng!

Năm 2017, thị phần kết hợp trên thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe và tài xế trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội là 44,1%, còn tại TP HCM là 82,68%.

Phản biện về con số này, GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của GrabTaxi và Uber trên từng thị trường liên quan đều thấp hơn 20%. Cụ thể, năm 2016 thị phần này tại Hà Nội gần 4%, còn TP HCM trên 4,1%. Năm 2017 tỷ lệ thị phần kết hợp lần lượt là 11,42% và 15,64%.

Còn theo Uber Việt Nam, trong một thị trường hẹp gồm doanh nghiệp taxi và dịch vụ gọi xe, thị phần kết hợp các bên dưới 30%. Chưa kể, trong quá trình điều tra, các điều tra viên của Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng đã không làm việc với Uber B.V, nên công ty không có điều kiện cung cấp các chứng cứ có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhiều điều xoay quanh tranh cãi về thương vụ Grab mua Uber

Có thể thấy điều đầu tiên là những quốc gia khác tại Đông Nam Á đều làm khá căng về những hoạt động của Grab. Khi mà lần lượt Singapore phạt Grab và Uber 9,1 triệu USD bởi ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng. Không ngoại lệ, Philippines cũng tuyên bố phạt 16 triệu Peso, xấp xỉ 3 trăm nghìn USD, với hành vi mua lại Uber của Grab.

Thế nhưng, tranh cãi nảy lửa nổ ra khi mà thương vụ Grab mua Uber tại Việt Nam lại không đả động gì quá nhiều. Nhiều người cho rằng thương vụ này ảnh hưởng rất nhiều đến các nguồn khác nhau. Báo cáo của Hội đồng Cạnh tranh quốc gia cho biết, sau giao dịch Grab mua lại Uber tại khu vực Đông Nam Á, Công ty GrabTaxi (49% vốn của Grab) và Công ty Uber Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ. Cụ thể, Uber Việt Nam bán lại các tài sản, hoạt động kinh doanh và các lợi ích khác tại Việt Nam cho GrabTaxi. Sau đó GrabTaxi đã phát hành hối phiếu nhận nợ gần 38 tỷ đồng cho Uber Việt Nam và tiếp nhận một số tài sản, hợp đồng từ Uber Việt Nam sang.

(Nguồn: Aliran)

Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ vụ việc Hội đồng Cạnh tranh quốc gia nhận thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Uber Việt Nam không có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực gọi xe hay cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng không trực tiếp quản lý, vận hành ứng dụng Uber.

"Quan hệ mua bán chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa Công ty TNHH Grab mua Uber Việt Nam không đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế"

Hội đồng Cạnh tranh quốc gia kết luận

Hội đồng cạnh tranh yêu cầu Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng phải chịu mức phí xử lý vụ việc là 100 triệu đồng. Với vai trò chủ quản, Bộ Công Thương sẽ giao Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng nghiên cứu, đánh giá các lập luận của Hội đồng xử lý trong từng nội dung của quyết định xử lý.

Xem thêm: Grab vươn “xúc tu” nhắm đến mảng thanh toán các phương tiện công cộng

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Theo VNexpress

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.