03 bài học trong bộ phim Nhà Bà Nữ giúp "đọc vị" khách hàng trong Marketing

03 Thg 02

"Con có thể thất bại trong ước mơ của con, hơn là thành công trong ước mơ của mẹ", một trong những câu nói viral rần rần thời gian qua trong một bộ phim chiếu rạp nhận về không ít cơn mưa lời khen cũng như ngập tràn những ý kiến trái chiều trong thời gian qua. Khởi chiếu từ mùng 1 Tết, phim "Nhà Bà Nữ"- một phim đạt doanh thu kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán của Trấn Thành có nhiều chi tiết dễ khiến khán giả đồng cảm. Vậy dưới góc nhìn của những người làm marketing, điều gì làm nên thành công của bộ phim trên?

Nhà Bà Nữ và những thành tích khủng "biết nói"

Trong dự án lần này, Trấn Thành đảm nhiệm nhiều vai trò bao gồm giám đốc sản xuất, đạo diễn kiêm diễn viên chính. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên anh ngồi ghế đạo diễn độc lập của một phim điện ảnh, trước đó "Bố già" ra mắt năm 2021 là sản phẩm kết hợp cùng đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Nhà Bà Nữ đang là cái tên "chiếm sóng" mạnh mẽ trên mạng xã hội với những thành tích khổng lồ phải kể đến như:

Lý giải về sự thành công của bộ phim, ông Hoàng Văn, chuyên gia truyền thông, giám đốc công ty truyền thông Clover ở  TPHCM  nhận định, bộ phim phù hợp với đa số khán giả Việt vì khai thác những câu chuyện gần gũi, quen thuộc mà bất cứ gia đình nào cũng từng đối mặt trong cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, sức hút của Trấn Thành cùng với thành công trước đó của "Bố già" đã  tạo cho khán giả tâm lý tò mò và mong đợi về những điều bất ngờ tiếp theo được nam diễn viên mang đến trong dự án lần này.

"Sức hút lớn khiến bộ phim được cụm rạp xếp suất chiếu gấp nhiều lần các phim khác. Điều này giúp phim có cơ hội tiếp cận khán giả hơn qua các khung giờ chiếu đa dạng. Một lý do nữa là vì phim Tết năm nay ít ỏi, bom tấn ngoại không có phim nổi bật. Điều này giúp phim Trấn Thành áp đảo phòng vé", ông Hoàng Văn cho biết thêm.

03 hiệu ứng tâm lý khách hàng trong Marketing dành cho doanh nghiệp

Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim Nhà Bà Nữ trên phương diện marketing? Đó chính là Trấn Thành đã biết áp dụng 3 hiệu ứng tâm lý khách hàng sau đây:

  • Hiệu ứng Tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect)
  • Hiệu ứng Hào quang (Halo Effect)
  • Hiệu ứng FOMO (Fear of missing out)

Hiệu ứng Tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect)

Hiệu ứng này đơn giản chỉ ra rằng: "Cảm giác quen thuộc trong tiềm thức là một trong những yếu tố tác động đến quyết định của chúng ta khi lựa chọn một thứ gì đó".

Giả sử, bạn đang lựa chọn một bộ phim Việt để xem trong dịp Tết này, vì thế, bạn quyết định xem trailer của phim để dễ dàng lựa chọn. Sau khi xem xong trailer của Nhà Bà Nữ, bạn nhận ra rằng ngoài những tình tiết gây hài, bộ phim còn khiến cho bạn cảm nhận sự thân thuộc đến kỳ lạ, nó thân thuộc đến mức bạn cảm nhận như đang nói về cuộc sống xung quanh mình, thậm chí một số người còn cảm thấy như là cuộc sống của chính họ.

Với việc sử dụng những chất liệu rất đời đó, đạo diễn Trấn Thành đã đánh trực tiếp vào những cảm giác quen thuộc trong tiềm thức của khán giả, từ đó ảnh hưởng đến hành động ủng hộ phim.

Hiệu ứng Hào quang (Halo Effect) 

Hiệu ứng Hào quang xảy ra khi chúng ta sẽ đưa ra những nhận định tổng quan về một người, vật chỉ dựa trên một mặt của vấn đề.

Vẫn là bạn khi lựa chọn phim Tết, bẫy tâm lý hiệu ứng Hào quang đã khiến bạn nhanh chóng đưa ra quyết định hơn khi bắt đầu lục lại trong ký ức của mình về những bộ phim tâm lý gia đình mà Trấn Thành từng thực hiện và ra cái tên Bố Già.

Hãy cùng điểm qua một số thành công của Bố Già cả bản web drama lẫn bản phim rạp nhé:

  • Đầu năm 2020, web drama “Bố Già” do Trấn Thành sản xuất đã gây sốt cộng đồng mạng khi 5 tập phim liên tục lọt vào top trending Youtube, đạt tổng cộng 165 triệu lượt xem trên kênh Trấn Thành Town.
  • Chỉ sau một tuần chào sân, “Bố Già” đạt doanh thu 150 tỷ đồng (theo công bố của nhà phát hành). Con số này nhanh chóng tăng lên thành 400 tỷ VNĐ sau một tháng công chiếu, trở thành phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhất mọi thời đại, vượt mặt Avengers: Endgame ở phòng vé Việt Nam. 

Có thể nói thành công của Bố Già là một bước đệm rất to lớn cho sự thành công của bộ phim lần này. Vì trước khi đến rạp, sự mong chờ của người xem là rất lớn rằng Nhà bà Nữ sẽ có chất lượng bằng hoặc ít nhất là tương đương với nó.

Tuy nhiên, hiệu ứng Hào quang là con dao hai lưỡi khi sự kỳ vọng vào Nhà Bà Nữ tăng lên quá lớn. Nếu nội dung của bộ phim này dở tệ, không đáng xem, khán giả đến xem sẽ dễ bị thất vọng nhiều hơn.

Hiệu ứng FOMO (Fear of missing out)

Hiệu ứng FOMO hay có thể nói nôm na là hiệu ứng khiến con người tin rằng người khác luôn vui vẻ, hạnh phúc hơn mình và mình đang bị bỏ lỡ một thứ gì đó mà họ đã trải qua để được giống như vậy. Nó được sinh ra do trí tưởng tượng của con người, nó khiến chúng ta đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.

Trong một buổi Trấn Thành đến rạp để giao lưu cùng các khán giả đầu tiên xem Nhà bà Nữ, anh đã có những chia sẻ như sau: "Tôi rất ghét những người làm phim không có cái tâm vào nghề dẫn đến việc họ làm ra những bộ phim hời hợt, không trau chuốt".

Hơn thế nữa, khi bộ phim vừa công chiếu 1 ngày, Trấn Thành đã quay video hậu trường cùng với dàn diễn viên tham gia bộ phim như; Khả Như, Dương Lâm,... để doanh thu kỉ lục của nó là 25 tỉ. Hành động này nhằm khẳng định thêm với khán giả rằng bộ phim Nhà bà Nữ rất đáng để theo dõi.

Chính những động thái đó của vị đạo diễn - diễn viên tài hoa này đã tạo nên trong dư luận (những người chưa xem) cảm giác mình bị bỏ lỡ một phim đáng xem và cảm thấy những người ra rạp đầu tiên đó thật hạnh phúc. Từ đó đốc thúc hành động mua vé và ủng hộ phim của anh nhiều hơn.

Cùng với hiệu ứng Hào quang khiến cho khán giả phải quyết định ra rạp xem, phim Trấn Thành đã không làm khán giả thất vọng khi Nhà Bà Nữ lại tiếp tục là một sản phẩm rất đời, rất dung dị và gần gũi. Từ đó, có thể dễ dàng nhận thấy khán giả sẽ truyền tai nhau về sản phẩm rất nhiều về sản phẩm. Chính điều này sẽ dẫn đến việc người chưa xem sẽ dễ có cảm giác mình bỏ lỡ một bộ phim hay và quyết định đi xem.

Thảo Triệu - MarketingAI

Theo Ngốc Kiến Thức Dạo

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.